Người dân phải luôn trăn trở, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, tìm hiểu thị trường để nắm bắt thông tin, lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp hoặc chuyển hướng kinh doanh kịp thời, sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được. Đặc biệt, người dân phải chủ động trong sản xuất và đầu tư, không trông chờ, ỷ lại Nhà nước mà phải mạnh dạn trong việc lựa chọn hướng đầu tư, mạnh dạn vay vốn phát triển
sản xuất, nhất là việc áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
Kết quả đạt được ngang mức độ nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất chính là sự tham gia nhiệt tình của chính cộng đồng địa phương.
Kết Luận
Mô hình quản lý thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một mô hình tiến bộ và có quy mô, cũng là một hướng đi mới cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đây là loại hình được người dân địa phương chú trọng. Mô hình làng sinh thái là một hướng đi tất yếu và mong muốn của các nhà quản lý sinh thái cũng như từ chính cộng đồng địa phương các vùng trên khắp cả nước. Từ thực tế chúng ta thấy các mô hình làng sinh thái này đã đem lại khá nhiều kết quả khả quan như ở một số mô hình mà chúng tôi vừa nêu trên. Làm cho cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch, giúp người dân tiếp cận và nắm bắt khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác tiên tiến, ứng dụng và đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều mô hình đang có kế hoạch đầu tư và nhân rộng trong tương lai.
Trên đây là bài thuyết trình tìm hiểu mô hình quản lý thiên nhiên dựa vào cộng đồng của nhóm 11. Do tài liệu và kiến thức còn hạn chế nên chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của cô giáo và các bạn trong nhóm khác để cho bài thuyết trình được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp đó. Cuối cùng xin được kính chúc sức khỏe cô giáo và chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!