Chính phủ cần tạo dựng một hành lang pháp lý hoàn thiện hơn để ngăn chặn nạn chặt phá rừng và các hoạt động khác gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Đưa ra định hướng cụ thể cho các vùng quy hoạch làng sinh thái. Như đã xác định nguyên nhân của các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên trái phép gây ảnh hướng xấu đến môi trường hiện nay chủ yếu là do đời sống của người dân địa phương còn thấp, nhận thức của họ còn chưa cao, động lực để họ tham gia bảo vệ tài nguyên còn hạn chế. Do đó, việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất quan trọng hướng đến sự thành công của công tác quản lý và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
Hỗ trợ cho các dự án xây dựng mô hình làng sinh thái như: cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, khoa học kĩ thuật, trang bị kiến thức cho người dân,…
Thực hiện công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân. Tuyên truyền vận động bà con hiểu rằng nông nghiệp muốn giàu có thì phải có tỷ lệ thuận với quy mô đất đai từ đó làm tốt việc di dân.
Mỗi vùng đều có địa thế và thổ nhưỡng riêng, do đó việc áp dụng từ mô hình này sang mô hình khác cần có sự linh hoạt của chính phủ và chính quyền địa phương đó.
Thành lập các dự án khả quan và có tính thiết thực cao nhằm thu hút các nguồn tài trợ từ trong và ngoài nước. Việc phối hợp các tổ chức cùng đầu tư và thực hiện một cách đồng bộ trong làng sinh thái là vấn đề cần được khắc phục hiện nay. Các nhà tài trợ đã và đang thực hiện độc lập nhau, đôi khi còn chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Do đó, việc tạo ra một môi trường hợp tác giữa các nhà tài trợ này là một việc làm được ban quản lý mô hình làng sinh thái quan tâm.
Đi kèm với vấn đề xây dựng mô hình làng sinh thái cần có các biện pháp như giao rừng cho địa phương quản lý. Đầu tư cơ sở vật chất phòng cháy chữa cháy rừng, tạo vườn ươm cây giống để phát triển chất lượng rừng cũng như hỗ trợ cộng đồng trong tạo tính pháp lý để thực sự là chủ quản lý sử dụng rừng được giao.