CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân nữ mắc ung thư sinh dục dưới như: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
-Đã được chẩn đốn xác định là UTSDD, cĩ đầy đủ hồ sơ bệnh án với các thơng tin hành chính, bệnh sử, tiền sử, thăm khám lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh và xét nghiệm mơ bệnh học.
-Đồng ý tham gia nghiên cứu và đồng ý tham gia can thiệp hỗ trợ của nhĩm nghiên cứu.
-Được theo dõi ít nhất đến thời điểm 6 tháng sau can thiệp (là khoảng thời gian mà nghiên cứu Thapa N, Xiong Y đã áp dụng cho phướng pháp can thiệp nhằm nâng cao CLCS đĩ là phẫu thuật và tư vấn sức khỏe) [65].
-Bệnh nhân duy trì can thiệp đủ 6 tháng và trả lời đầy đủ các bộ câu hỏi
ởcác thời điểm: trước và sau can thiệp.
Tiêu chuẩn loại trừ.
-Bệnh nhân UTSDD mà tại thời điểm phát hiện bệnh đã cĩ di căn xa hoặc cĩ đồng thời khối ung thư nguyên phát thứ hai do nguy cơ mất dấu bệnh nhân cao.
-Bệnh nhân cĩ tiền sử bị ung thư.
-Bệnh nhân quá mệt mỏi suy kiệt, khơng đủ khả năng hiểu và tự trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi.
-Bệnh nhân UTSDD khơng đủ thời gian theo dõi 6 tháng (bỏ can thiệp, chết …).
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2022, gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (tháng 05/2020 - 12/2020): Giai đoạn nghiên cứu mơ tả cắt ngang đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân nữ UTSDD.
Giai đoạn 2 (tháng 03/2021 - 12/2021): Giai đoạn nghiên cứu can thiệp và đánh giá sự thay đổi sau can thiệp
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện K cơ sở 3 (Số 30 Cầu Bươu – Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội).