.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các khóa

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên TLU về chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất Đại học Thăng Long (Trang 32 - 36)

1.6.3. Kiểm định sự hài lòng giữa sinh viên ở khoa đào tạo khác nhau

Sig kiểm định Levene = 0.718 > 0.05, chứng tỏ phương sai giữa các nhóm đào tạo khơng khác nhau vì vậy ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định F ở bảng ANOVA để đánh giá sự khác biệt của sự hài lòng giữa các khoa đào tạo.

Bảng 1.21 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Sig kiểm định F = 0.709 > 0.05, do đó ta kết luận rằng trung bình sự hài lịng giữa các khoa đào tạo không khác nhau. Giả thuyết H7 bị bác bỏ.

1.7. Kết luận và đề xuất sau nghiên cứu

1.7.1. Kết luận

Trên cơ sở mục đích và phương pháp tiếp cận CLDV-CSVC, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất của trường đại học Thăng Long” đã được triển khai thực hiện, kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận như sau:

Test of Homogeneity of Variances

HL Levene Statistic d f 1 d f 2 S i g .646 7 19 4 . 71 8 ANOVA HL Sum of Squares

df Mean Square F Sig.

Between Groups 2.634 7 .376 .656 .709

Within Groups 111.311 194 .574

Sự hài lòng của SV đối với CLDV-CSVC tại Trường Đại học Thăng Long chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Chất lượng dịch vụ; (2) Cơ sở vật chất; (3) Môi trường học tập; (4) Chất lượng giảng viên, cơng nhân viên; (5) Sự hài lịng.

Thống kê mô tả kết quả khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên khá cao đối với CLDV-CSVC của Nhà trường (giá trị báo cáo Mean của các biến quan sát dao động từ 3,53 – 4,10). Trong đó nhân tố “Cơ sở vật chất” được SV đánh giá cao hơn những nhân tố khác, nhân tố “Chất lượng dịch vụ” được SV đánh giá thấp nhất.

Về sự hài lòng của SV đối với CLDV-CSVC của trường, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về sự hài lịng của SV theo Ngành học và Khóa học nhưng khơng có sự khác biệt về sự hài lịng của SV theo Giới tính.

Để có được các kết quả như trên, chúng tôi đã vận dụng các cơ sở lý thuyết trong quản trị chất lượng hiện đại, vấn đề tích hợp chất lượng và nguồn lực của tổ chức, đây là những cơ sở nền tảng cho q trình phát huy nguồn lực, duy trì cơng cuộc phát triển chất lượng của các tổ chức nói chung và các cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Bên cạnh đó, bằng việc thực hiện đúng phương pháp, quy trình nghiên cứu, chúng tơi đã hồn thành mục đích nghiên cứu đã đề ra.

Với những kết quả đạt được, nghiên cứu đã phác thảo được cái nhìn tổng quan về sự hài lòng của SV đối với CLDV-CSVC của Trường Đại học Thăng Long, cũng như xác định được những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lịng của SV. Từ đó giúp Nhà trường có những giải pháp có tính hệ thống nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nghiên cứu chắc hẳn vẫn còn những hạn chế:

Hạn chế trong phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Việc chọn mẫu phi xác suất sẽ làm giảm tính đại diện của kết quả nghiên cứu, cũng như các số liệu thống kê của nghiên cứu chưa hoàn tồn đủ tin cậy. Có thể nhận thấy SV của các khóa khác nhau trong cùng một ngành cũng có những đặc thù khác nhau về chương trình đào tạo, mơn học, phương pháp học tập, điều đó sẽ dẫn đến những khác nhau trong nhu cầu đối với điều kiện CLDV- CSVC.

Hạn chế về phương pháp nghiên cứu: Theo ý kiến của các chuyên gia về chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ là một phạm trù rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Mặt khác, biểu hiện của các thành phần cấu thành chất lượng dịch vụ ln biến động theo khơng gian, thời gian, ...Vì thế, để đo lường chất lượng dịch vụ trên cơ sở sự hài lòng của khách hàng, các nhà cung ứng dịch vụ cần thực hiện thường xuyên, định kỳ việc khảo sát ý kiến khách hàng để có được những kết luận phù hợp, chính xác

cho việc đưa ra những chiến lược phát triển sản phẩm của mình. Với ý nghĩa đó, có thể nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV đối với CLDV-CSVC sẽ thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau trong kế hoạch chiến lược của Nhà trường, kết quả của nghiên cứu này có thể chỉ có ý nghĩa tại thời điểm nghiên cứu. Như ý kiến của các chuyên gia thì phải cần triển khai định kỳ và có những điều chỉnh hợp lý trong mơ hình, thang đo cho từng giai đoạn khác nhau.

Hạn chế trong quá trình nghiên cứu: Cũng đối với phương pháp nghiên cứu, mơ hình lý thuyết của nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở các mơ hình đo lường chất lượng các dịch vụ khác vì thế mơ hình nghiên cứu khơng thể tránh khỏi sự thiếu sót các ý kiến tham khảo từ SV trong việc xây dựng mơ hình, thang đo. Đồng thời do tình hình dịch bệnh đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc đến trường của SV, bước thảo luận nhóm trong nghiên cứu chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng hỏi, thang đo sau khi đã xây dựng xong mơ hình nghiên cứu.

1.7.2. Đề xuất sau nghiên cứu

Dựa vào đề xuất của đối tượng nghiên cứu trong mẫu khảo sát, chúng tôi tổng hợp, dựa theo nghiên cứu cá nhân để đề ra những biện pháp cải thiện CLDV – CSVC Đại học Thăng Long như sau:

Đối với chất lượng công nhân viên:

1. Chất lượng bảo vệ: Nhà trường cần khắt khe hơn trong hình thức tuyển chọn bảo vệ. Ngồi việc cần những kĩ năng và phẩm chất nghề nghiệp phù hợp thì đạo đức và thái độ cũng nên được xem xét đến. Thái độ vui vẻ, hoà nhã với sinh viên, với mọi người cũng góp phần nâng cao CLDV, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

2. Phối hợp với đội ngũ giảng viên để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện CSVC phục vụ giảng dạy và kịp thời giải quyết các sự cố kỹ thuật, sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng CSVC 3. Hướng dẫn, nhắc nhở sinh viên thực hiện đúng nội quy sử dụng, công tác bảo quản

CSVC

4. Tăng cường đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng cơng tác giám sát, kiểm tra thường xun tình trạng hoạt động của hệ thống CSVC để có những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch đổi mới, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng CSVC của Nhà trường.

Đối với chất lượng giảng viên:

1. Nâng cao nhận thức tự cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng sử dụng hiệu quả CSVC trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

2. Phối hợp với bộ phận phục vụ CSVC để kịp thời giải quyết các sự cố kỹ thuật, sữa chữa, bảo trì bảo dưỡng CSVC

3. Trau dồi bài giảng, các phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, đồng thời thu hút các sinh viên tiềm năng

Đối với chất lượng CSVC:

1. Tăng cường công tác vệ sinh tại các khu vực nhà vệ sinh của các giảng đường, phòng học, khu sinh hoạt chung,...

2. Tăng cường cơng tác an ninh, an tồn các khu vực của Nhà trường vào buổi tối.

3. Đối mới, nâng cấp hệ thống mạng Internet, wifi và bao phủ rộng rãi các phòng học, các giảng đường.

4. Thư viện cần tăng cường cập nhật sách, báo, tài liệu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tăng thời gian hoạt động của thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu và nghiên cứu ấy.

Đối với CLDV và công tác quản lý của Nhà trường:

1. Nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo ngày càng khắc nghiệt, nhu cầu ngày càng cao về kiến thức, kỹ năng làm việc của thị trường lao động đối vớisinh viên tốt nghiệp, bên cạnh việc thực hiện các quy định, chủ trương chung của Ngành, cần xây dựng kế hoạch về CLDV - CSVC một cách linh hoạt, có tính dự báo trên cơ sở định kỳ tổ chức thu thập ý kiến góp ý của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

2. Nâng cao hệ thống website của trường để sinh viên dễ dàng tra cứu, đăng kí học,... và cải thiện hệ thống Elearning.

3. Cần có đội ngũ thúc trực hotline và các cổng thơng tin trực tuyến để giải đáp các câu hỏi và vấn đề của sinh viên nhanh chóng trong giờ hành chính.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên TLU về chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất Đại học Thăng Long (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w