Các khái niệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cơ khí ô tô tại khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (Trang 61 - 64)

Phụ lục 1. Các khái niệm

Cơ khí ơ tơ (automotive engineering) là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý và phương

pháp công nghệ gia công kim loại và hợp kim để chế tạo các chi tiết máy hoặc kết cấu máy, phục vụ cho công tác thiết kế và sản xuất ơ tơ (lý thuyết ngành cơ khí ơ tơ)

Khu Kinh tế mở (Open Economic Zone) là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc

lãnh thổ và chủ quyền quốc gia nhưng có khơng gian kinh tế riêng biệt, có mơi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất theo các quy định hiện hành, bao gồm hạ tầng kỹ thuật - xã hội và chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị trường nhằm khuyến khích đầu tư và khuyến khích xuất khẩu(Chính phủ, 2008)

Khu cơng nghiệp (Industrial Park) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực

hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định(Chính phủ, 2008)

Khu kinh tế (Economic Zone) là khu vực có khơng gian kinh tế riêng biệt với mơi trường

đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đơ thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế(Chính phủ, 2008)

Chi tiết máy (detail machine) là phần tử có cấu tạo hồn chỉnh, thực hiện một nhiệm vụ

nhất định trong máy và không thể tháo rời hơn được nữa (theo lý thuyết ngành cơ khí)

Linh kiện (part, component) là các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, là những sản phẩm đã

hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hồn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của linh kiện ô tô (Bộ Khoa học và công nghệ, 2004)

bơm xăng, lốc lạnh, lọc gió, đèn pha, đĩa phanh, lị xo giảm xóc, cảm biến nhiệt độ động cơ…

Linh phụ kiện là hình thức viết tắt của linh kiện và phụ tùng

Lắp ráp ô tô (assembly automobile)là quá trình lắp ráp từ các chi tiết, cụm chi tiết, bộ

phận và tổng thành tạo ra ơ tơ hồn chỉnh (Bộ Công thương, 2004)

Lắp ráp tổng thành (complete production)là lắp ráp từ các chi tiết thành các cụm chi tiết

hoàn chỉnh như: động cơ, hộp số, khung, vỏ, buồng lái, khoang hành khách, thùng chở hàng...(Bộ Công thương, 2004)

Lắp ráp CKD là việc sử dụng các linh kiện đồng bộ từ nguồn nhập khẩu để lắp ráp thành

ơ tơ hồn chỉnh.

Lắp ráp IKD là việc sử dụng các linh kiện không đồng bộ từ nguồn nhập khẩu và các linh

kiện nội địa hóa để lắp ráp thành ơ tơ hồn chỉnh.

Tỷ lệ nội địa hóa của ơ tơ là tỷ lệ phần trăm của linh kiện nội địa hóa so với ơ tơ hồn

chỉnh.

Liên kết dọc (vertical linkage) là mơ hình chiến lược, trong đó mục tiêu chính là tạo mối

liên kết giữa bản thân DN và các đối tác liên quan trực tiếp đến họ như các nhà cung cấp và nhà phân phối (Wikipedia, 2013)

Tích hợp theo chiều dọc (vertical intergration) là q trình DN mở rộng quy mô ra hơn

một giai đoạn liên tục trong một q trình chuyển hố nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng, bằng cách sở hữu nhà cung ứng hoặc nhà phân phối. Tích hợp dọc giúp các cơng ty giảm chi phí và nâng cao hiệu quả bằng cách giảm chi phí vận chuyển và giảm thời gian quay vịng sản xuất. Tuy nhiên, DN dựa vào chuyên môn và quy mơ kinh tế của nhà cung cấp khác có thể hoạt động hiệu quả hơn (Investopedia, 2014)

Liên kết ngang (horizontial intergration) là một mơ hình chiến lược khi DN tạo ra hoặc

mua lại đối thủ cạnh tranh có hoạt động tương đương trong chuỗi giá trị ngành để tạo thế độc quyền (Wikipedia, 2014)

Tích hợp hệ thống (systems intergration) là thuật ngữ có hai nội hàm tương tự như hai

mặt của R&D. Hoạt động đầu tiên thuộc q trình nội bộ khi tích hợp đầu vào cần thiết để sản xuất một sản phẩm mới. Mặt thứ hai được thừa nhận là quan trọng hơn trong những năm gần đây, liên quan đến hoạt động bên ngồi DN khi họ tích hợp các bộ phận, linh kiện, kỹ năng và kiến thức từ các DN khác, bao gồm các nhà cung ứng, người sử dụng, đối tác để phân phối ra thị trường ngày càng nhiều những sản phẩm và hệ thống phức hợp. Cả hai mặt của hệ thống tích hợp đã vượt xa những vấn đề về kỹ thuật, nó trở thành một chiến lược kinh doanh và lợi thế cạnh tranh trọng tâm của nhiều tập đoàn dẫn đầu thế giới, bao gồm: General Electric, Dell, Ford, IBM, Hewlett-Pacơ khíard, Cable & Wireless, Siemen, Nokia, Rolls-Royce và Boeing. Chủ yếu trong lĩnh vực ô tô, máy bay và vi mạch điện tử

(Prenciple, 2003)

Lợi thế kinh tế theo quy mô (Economies of scale) hay lợi nhuận tăng dần theo quy mô

(Increasing Returns to Scale – IRS) thể hiện khi chi phí bình qn dài hạn giảm theo đà sản lượng tăng lên (Perkins et al., 2006)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cơ khí ô tô tại khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (Trang 61 - 64)