5. Kết cấu đề tài
2.3 Thực trạng tỷ lệ không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1 Các doanh nghiệp không trả đƣợc nợ
Trong hai năm 2012 -2013, gần 150 doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại VietinBank CN TP.HCM với 117 doanh nghiệp đang có dư nợ tính đến cuối năm 2013, tương ứng 234 trường hợp quan sát. Trong đó, có 84 trường hợp không trả được nợ. Các doanh nghiệp không trả được nợ được xem xét trên nhiều tiêu chí như doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chính thuộc các lĩnh vực hạn chế cho vay của VietinBank, quá hạn dưới 10 ngày liên tục qua 2 kỳ trả nợ trở lên, doanh nghiệp được cơ cấu theo quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 nhưng vẫn nằm trong danh sách cảnh báo rủi ro của bộ phận kiểm tốn nội bộ, doanh nghiệp đang có nợ xấu.
Một số doanh nghiệp không trả được nợ tiềm ẩn rủi ro trong thời gian dài nhưng chưa được chi nhánh giám sát chặt chẽ để có biện pháp xử lý nợ kịp thời. Nhiều trường hợp không đáp ứng được điều kiện của quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 là các khách hàng có khả năng trả nợ, hoạt động sản xuất kinh
doanh có chiều hướng tích cực nhưng vẫn được cơ cấu nợ, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ mà khơng chuyển sang nợ xấu. Vì vậy, cơ cấu các nhóm nợ theo dõi trên hệ thống chưa thực sự phản ánh đúng hồn tồn thực tế chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng.
Bảng 2.8: Tình hình xếp hạng tín dụng nội bộ của KHDN không trả đƣợc nợ tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2012 – 2013
Đơn vị tính: số KHDN Năm 2012 Năm 2013 Hạng tín dụng Số KHDN Tỷ trọng Số KHDN Tỷ trọng AAA 3 7,14% 4 9,52% AA 12 28,57% 7 16,67% A 11 26,19% 20 47,62% BBB 6 14,29% 3 7,14% BB 4 9,52% 1 2,38% CCC - - 1 2,38% CC - - 1 2,38% C 3 7,14% 3 7,14% D 3 7,14% 2 4,76% Tổng 42 100% 42 100% (Nguồn n o n p - VietinBank CN TP.HCM)
Mặc dù trong thời gian qua đã có chỉ đạo của VietinBank hội sở về việc hạn chế cho vay tại các lĩnh vực xi măng, sắt thép, bất động sản…. Tuy nhiên, trong danh mục cho vay của VietinBank CN TP.HCM có một số doanh nghiệp có dư nợ lớn trong lĩnh vực này như Công ty cổ phần xi măng Công Thanh, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên I, Công ty cổ phần Thuận Kiều, Công ty TNHH Thuận Kiều, Công ty cổ
phần đầu tư Nguyên Vũ. Đây là những KHDN lớn của chi nhánh đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thời gian qua.
Việc quản lý nhóm khách hàng liên quan cũng là một vấn đề của chi nhánh. Doanh nghiệp trong các nhóm này thường có hiện tượng mua bán lịng vịng, gây khó khăn trong việc kiểm sốt dịng tiền và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Do đó, khi hoạt động kinh doanh của các nhóm doanh nghiệp này gặp khó khăn đã làm phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu như nhóm Cơng ty TNHH Hà Mỹ, Cơng ty TNHH Mỹ Lệ, Công ty TNHH Thái Sơn, Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Mỹ Lệ. Tình hình kinh tế thế giới chưa phục hồi đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến hàng xuất khẩu do sự biến động của nhu cầu và giá trên thị trường thế giới. Một số doanh nghiệp có hiện tượng suy giảm khả năng trả nợ như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đồng Tháp Mười, Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Mỹ Lệ, Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An, Công ty TNHH lương thực và nơng sản xuất khẩu Thái Bình Dương.
2.3.2 Thực trạng nợ quá hạn của KHDN
Tính đến thời điểm 31/12/2013:
- Nợ nhóm 2 của chi nhánh là 186.352 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.81% trên tổng dư nợ trong khi tỷ trọng của các chi nhánh trên địa bàn TP. HCM là 1.07%.
- Nợ xấu của chi nhánh là 62.437 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.27% trên tổng dư nợ trong khi tỷ trọng của các chi nhánh trên địa bàn TP. HCM là 0.92%.
Khủng hoảng kinh tế đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn trong cam kết trả nợ với ngân hàng. Các doanh nghiệp bị suy giảm tình hình tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả được nợ, ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ q hạn vào các nhóm nợ thích hợp.
Năm 2013 là năm chứng kiến sự biến động của cơng tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt nửa đầu năm 2013 sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Theo đó, NHNN đã liên tục
điều chỉnh tăng, giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá... Vì vậy, kết quả tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt được là một sự nỗ lực rất lớn của VietinBank CN TP.HCM. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, sự tăng trưởng nhanh về dư nợ phải gắn liền với việc tái cơ cấu các hoạt động khác, nhất là hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng đang tiềm ẩn nguy cơ tái gia tăng nợ nhóm 2, nợ xấu, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn của KHDN tại VietinBank CN TP. HCM giai đoạn 2012 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 Nợ nhóm 2 306.691 186.352 Tỷ trọng nợ nhóm 2 1,77% 0,81% Nợ xấu 63.660 62.437 Tỷ trọng nợ xấu 0,37% 0,27% (Nguồn n o n p - VietinBank CN TP. HCM)
Thực trạng không trả được nợ của KHDN có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank CN TP.HCM. Mặc dù môi trường kinh doanh khó khăn, tài chính của KHDN suy giảm nhưng VietinBank CN TP.HCM đã bám sát định hướng, chính sách tín dụng và những quy định nội bộ kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ của VietinBank Hội sở nên VietinBank CN TP.HCM đã kiểm soát tương đối tốt nợ quá hạn trong năm 2013. Việc trích lập dự phịng rủi ro được thực hiện thường xuyên, đúng quy định. Các khoản nợ xấu được tích cực thu hồi, hạn chế để phát sinh mới đặc biệt là những tháng cuối năm. Nhờ đó, VietinBank CN TP.HCM đã kiểm sốt được tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ thấp hơn so với tỷ lệ quy định của NHNN và VietinBank Hội sở đưa ra là dưới 3%. Tuy nhiên, thực tế khả năng phát sinh nợ quá hạn vẫn có thể xảy ra do một số KHDN đang có dư nợ lớn thuộc các lĩnh vực hạn chế cho vay.
2.3.3 Thực trạng tỷ lệ không trả đƣợc nợ của KHDN
Hiện tại, xác suất không trả được nợ tại VietinBank CN TP.HCM chưa được lượng hóa thành một giá trị cụ thể. Điều này gây khó khăn trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của KHDN và lập dự phịng rủi ro tín dụng cho các khoản vay một cách chính xác. Đến nay, VietinBank CN TP.HCM vẫn áp dụng cách tính dự phịng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
VietinBank CN TP.HCM đánh giá khả năng không trả được nợ của doanh nghiệp gián tiếp qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với 10 bậc hạng. Trừ các trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có kết quả xếp hạng A, AA, AAA được đánh giá xác suất không trả được nợ là thấp. Đây cũng là điều kiện cần để ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Đối với các kết quả xếp hạng BBB trở xuống, khách hàng có thể được xem xét cấp tín dụng nếu có tài sản đảm bảo đầy đủ, phương án kinh doanh có tính khả thi cao. Kết quả xếp hạng của KHDN được tính tốn tự động từ bộ chỉ tiêu và trọng số được cài đặt sẵn trong hệ thống. Tuy nhiên, trong hoạt động tác nghiệp thực tế, kết quả xếp hạng cuối cùng có thể được điều chỉnh tăng 1 bậc hạng, giảm 1 hoặc nhiều bậc hạng theo đánh giá chủ quan của cấp có thẩm quyền. Việc đánh giá này sẽ được ghi nhận và lưu trữ trong hệ thống phân tích tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ không trả được nợ của KHDN tại VietinBank CN TP.HCM không tương đồng với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, vốn được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của mức độ rủi ro tín dụng. Các KHDN có kết quả xếp hạng AAA được đánh giá là rủi ro tín dụng thấp nhất thì thực tế có xác suất khơng trả được nợ khá cao. Trong khi đó, hạng BB tương ứng với mức độ rủi ro trung bình lại có xác suất không trả được nợ là 50% và 25%, thấp hơn của BBB là 60% và 75%, AAA là 60% và 80%.
Bảng 2.10: Tỷ lệ KHDN khơng trả đƣợc nợ thực tế theo hạng tín dụng nội bộ tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2012-2013
Hạng tín dụng của KHDN Tỷ lệ KHDN không trả đƣợc nợ thực tế năm 2012 Tỷ lệ KHDN không trả đƣợc nợ thực tế năm 2013 AAA 60% 80% AA 32,43% 23,33% A 22,45% 30,30% BBB 60% 75% BB 50% 25% B - - CCC - 100% CC - 100% C 100% 100% D 100% `100% (Nguồn n o n p - VietinBank CN TP. HCM)
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ có tỷ trọng điểm phi tài chính khá cao, chiếm 65% kết quả xếp hạng. Tuy nhiên, việc đánh giá các yếu tố phi tài chính phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan trong quyết định cho vay của cán bộ tín dụng và cấp quản lý. Cho nên, thực tế để hợp thức hóa theo quy trình cấp tín dụng, một số KHDN có tình hình tài chính khơng tốt nhưng vẫn được xếp hạng ở mức độ rủi ro tín dụng thấp nhờ điểm phi tài chính cao.
2.4 Ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh TP.HCM Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh TP.HCM 2.4.1 Mơ hình nghiên cứu
Việc sử dụng mơ hình logit nhằm ước lượng xác suất khơng trả được nợ của KHDN là phù hợp với mục tiêu, điều kiện và tính chất kho dữ liệu tín dụng KHDN tại VietinBank CN TP HCM.
Biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1với 0 là không xảy ra trình trạng khơng trả được nợ và 1 là có xảy ra tình trạng khơng trả được nợ. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đốn xác suất khơng trả được nợ theo quy tắc nếu xác suất được dự đốn lớn hơn 0,5 thì kết quả dự đốn sẽ là có xảy ra và ngược lại sẽ là khơng.
Mơ hình hàm logit như sau:
( )
2.4.2 Mô tả dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu là tồn bộ KHDN đang có dư nợ tại VietinBank CN TP.HCM thời điểm tháng 12/2013. Cụ thể có 117 doanh nghiệp với các chỉ tiêu tài chính được chiết xuất từ hệ thống đánh giá, chấm điểm tín dụng nội bộ của VietinBank qua báo cáo tài chính năm 2012 và 2013. Thống kê mô tả 11 biến tài chính trong mơ hình ước lượng (Phụ lục 1).
Như vậy, có 234 quan sát bao gồm 188 quan sát trong mẫu hồi quy và 46 quan sát trong mẫu kiểm định với 11 chỉ tiêu tài chính:
- X1: Khả năng thanh toán ngắn hạn - X2: Khả năng thanh tốn tức thời - X3: Vịng quay vốn lưu động - X4: Vòng quay hàng tồn kho - X5: Vòng quay khoản phải thu - X6: Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
- X8: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần - X9: Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
- X10: EBIT/Chi phí lãi vay - X11: Hệ số tự tài trợ
2.4.3 Mơ hình ƣớc lƣợng
Mơ hình hồi quy logit với 188 quan sát được thực hiện trên phần mềm SPSS theo phương pháp Backward-Wald. Đây là phương pháp kiểm tra loại trừ dần biến độc lập căn cứ trên xác suất của số thống kê Wald. Kết quả đã loại 5 biến độc lập (Phụ lục 4) nên chỉ cịn 6 biến độc lập trong mơ hình hồi quy cuối cùng là các biến sau:
- X1 : Khả năng thanh toán ngắn hạn - X3 : Vòng quay vốn lưu động - X5 : Vòng quay khoản phải thu - X6 : Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
- X9 : Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân
- X10: EBIT/Chi phí lãi vay
Bảng 2.11: Thống kê mơ tả các biến độc lập trong mơ hình hồi quy
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation X1 188 .05 8.71 1.3134 1.02922 X3 188 0.00 50.43 3.0137 4.11851 X5 188 0.00 80.13 10.0957 14.55186 X6 188 -6.1800 55.6500 .863469 4.3826811 X9 188 -99.0000 15.1200 -1.491059 11.3953459 X10 188 -12.7200 99.0000 5.722606 12.2169802 (Nguồn: Phụ lục 1)
2.4.4 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ƣớc lƣợng
Kiểm định H0: b1 = b3 = b5= b6= b9= b10= 0. Kiểm định này xem xét khả năng giải thích biến phụ thuộc của tổ hợp biến độc lập. Kết quả cho thấy độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,000 <0,05 nên ta bác bỏ H0. Nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của tồn bộ hệ số của mơ hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho
biến phụ thuộc (Phụ lục 2). Ngồi ra, chỉ số Nagelkerke R2 là 0,586>0,5, điều này cho thấy mơ hình tương đối phù hợp.
Bảng 2.12: Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ƣớc lƣợng
Số bƣớc thực hiện Hệ số Nagelkerke R2
6 0,586
(Nguồn: Phụ lục 3)
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Các hệ số của biến độc lập trong phương trình hồi quy (X1, X3, X5, X6 X9,X10) đều có ý nghĩa do sig.<0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0: bi=0 (Phụ lục 4)
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: Từ cơng thức hàm logit có: ( )
( )
( )
( )bi là tác động biên của Xi lên xác suất Y nhận giá trị bằng 1 phụ thuộc vào Xi. Trong điều kiện các biến khác không đổi, tác động biên của Xi lên khả năng Y=1 có xác suất ban đầu là 0,5 do Y chỉ nhận hai giá trị trong hệ nhị phân.
Bảng 2.13: Các hệ số hồi quy trong mơ hình ƣớc lƣợng
bi Sig. X1 -3,710 0,000 X3 -0,160 0,047 X5 -0,134 0,003 X6 0,437 0,030 X9 -0,343 0,012 X10 -0,138 0,005 Constant 5,157 0,000 (Nguồn: Phụ lục 4)
Với b1= -3,710 tác động biên của Khả năng thanh toán ngắn hạn lên xác suất không trả được nợ là 0,5(1-0,5)(- 3,710)= - 0,9275
Với b3= -0,160, tác động biên của Vòng quay vốn lưu động xác suất không trả được nợ là -0,04
Với b5= -0,134, tác động biên của Vòng quay khoản phải thu lên xác suất không trả được nợ là -0,0335
Với b6= 0,437, tác động biên của Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu lên xác suất không trả được nợ là 0,10925
Với b9= -0,343, tác động biên của Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân lên xác suất không trả được nợ là -0,08575
Với b10= -0,138, tác động biên của EBIT/Chi phí lãi vay lên xác suất không trả được nợ là -0,0345.
Như vậy, trong 6 biến được hồi quy chỉ có biến X6 tác động cùng chiều với xác suất khơng trả được nợ, các biến cịn lại X1, X3, X5, X9, X10 đều tác động ngược chiều. Điều này có nghĩa:
- Doanh nghiệp có Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu càng lớn thì xác suất khơng trả được nợ của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
- Doanh nghiệp có Khả năng thanh tốn ngắn hạn, Vịng quay vốn lưu động, Vòng quay khoản phải thu, Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình qn và EBIT/Chi phí lãi vay càng lớn thì xác suất khơng trả được nợ của doanh nghiệp càng nhỏ và ngược lại.
2.4.5 Kết quả nghiên cứu
Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của VietinBank chưa có phương pháp để