Chương 4 : BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm phong trào vận động HMTN, điều chế các chế phẩm máu và
và các đơn vị máu toàn phần sử dụng nghiên cứu tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Hải Phòng.
4.1.1. Đặc điểm phong trào vận động HMTN tại Hải Phòng
Phong trào HMTN ở Hải Phòng được phát động từ năm 1996, nhưng số
lượng máu tiếp nhận từ người HMTN còn hạn chế. Đến năm 2005, tỷ lệ người HMTN mới chỉ đạt 18% [6], thấp hơn nhiều so với các Trung tâm
Truyền máu khác trong cả nước như Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ
Rẫy và Trung tâm truyền máu Bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố
Hồ Chí Minh đạt hơn 80% [108],[109], Trung tâm Truyền máu Hà Nội đạt
gần 70% [42]. Theo nghiên cứu thực trạng người hiến máu tại Hải Phòng từ 2001 đến 2006 và đặc điểm người hiến máu tại Hải Phòng 2010-2012 của Hồng Văn Phóng và Nguyễn Thị Thu Hiền cho thấy đặc điểm phong trào HMTN của Hải Phòng trong giai đoạn này là: đối tượng người hiến máu tập
trung chủ yếu là HS-SV ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp; tình hình tiếp nhận máu phụ thuộc rất lớn vào thời khóa biểu của sinh
viên, rất khó tiếp nhận máu vào thời kỳ học sinh ơn thi, nghỉ hè và nghỉ Tết Nguyên đán nên gây ra hiện tượng thiếu máu trầm trọng vào các thời điểm
trên; cán bộ làm công tác vận động HMTN chưa có kỹ năng tuyên truyền,
chưa xây dựng được chương trình và nội dung vận động cụ thể; các phương
tiện truyền thông đại chúng chưa thực sự vào cuộc, hầu như chỉ khi nào có các sự kiện như ngày tồn dân hiến máu 7/4, ngày tơn vinh người hiến máu
14/6 thì mới đưa tin... Ngoài thời gian trên thì hầu như khơng được tuyên truyền; các câu lạc bộ vận động HMTN và các ban chỉ đạo vận động HMTN
79
quận, huyện chưa được thành lập nên công tác tuyên truyền vận động HMTN
cịn hạn chế, ngun nhân chính của tình trạng trên là hoạt động của Ban chỉ đạo vận động HMTN thành phố chưa hiệu quả [6],[24]. Đến năm 2012, thành phố giao cho Hội chữ thập đỏ làm thường trực (trước đây do Sở Y tế làm
thường trực) và đưa các thành viên của một số ban ngành có khả năng tuyên truyền vận động như ban tuyên giáo, Sở Thông tin - Truyền thông và Du lịch... theo Quyết định số 708/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
Ban chỉ đạo đã ra được quy chế làm việc, phân công cụ thể nhiệm vụ tới từng
thành viên; thành lập các Ban chỉ đạo vận động HMTN ở quận, huyện; thành lập các câu lạc bộ vận đông HMTN; giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan
truyền thơng tích cực viết bài và xây dựng chương trình vận động HMTN
thường xuyên (phụ lục 2 đến phụ lục 6) nên phong trào HMTN đã có bước
chuyển biến tốt, các đối tượng tham gia hiến máu được mở rộng ra ngoài đối tượng HS-SV và ở lứa tuổi trên 25, chính vì vậy số lượng máu tiếp nhận đã
tăng lên và nâng cao được chất lượng máu và chế phẩm máu [51].
4.1.2. Đặc điểm về điều chế các chế phẩm máu tại Hải Phòng
Dựa trên các đặc điểm khác nhau của các thành phần tế bào máu như
hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và tính chất lý hóa của huyết tương, người ta
dùng nhiều phương pháp khác nhau để điều chế các sản phẩm máu.
Ở Hải Phòng trong giai đoạn trước năm 2012, việc sản xuất chế phẩm máu theo phương pháp Cohn cải tiến năm 1999. Do đặc điểm việc tiếp nhận
máu chủ yếu tại các điểm hiến máu lưu động nên thời gian sản xuất chế phẩm
máu thường kéo dài đôi khi tiếp nhận máu ngày hôm nay để đến ngày hôm sau mới được sản xuất, các kỹ thuật sản xuất không được cập nhật như tốc độ
vòng quay, thời gian ly tâm; các chế phẩm huyết tương ly tâm một lần, sản
xuất khối tiểu cầu từ huyết tương giàu tiểu cầu mà không sản xuất bằng phương pháp buffycoat... Năm 2012, Hội đồng truyền máu Bệnh viện được
80
thành lập theo quyết định số 53/QĐ-SYT đã chỉ đạo Trung tâm phải nâng cao
chất lượng máu và chế phẩm bằng cách áp dụng quy trình sản xuất chế phẩm máu được chuẩn hóa của Đỗ Trung Phấn (Dự án 11-DA5) [7] và sản xuất chế
phẩm máu trong vòng 8 giờ kể từ khi tiếp nhận máu, chế phẩm huyết tương được ly tâm 02 lần để loại bớt tế bào máu tồn dư (bạch cầu), tăng tốc độ ly
tâm và rút ngắn thời gian ly tâm; sản xuất khối tiểu cầu pool bằng phương
pháp buffycoat nhờ vậy chất lượng chế phẩm máu được nâng lên.
4.1.3. Đặc điểm các đơn vị máu toàn phần nghiên cứu
Các đơn vị máu toàn phần là nguồn nguyên liệu để sản xuất các chế
phẩm máu trong nghiên cứu, được lựa chọn ngẫu nhiên từ người HMTN đạt tiêu chuẩn theo Quy chế truyền máu năm 2007 và thông tư 26/ 2013-BYT
hướng dẫn về truyền máu.
Trong nghiên cứu này chúng tôi lấy mẫu theo 2 giai đoạn, nghiên cứu thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu vào năm 2010 - 2011, và nghiên cứu đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng máu vào năm 2012-2013.
Mỗi giai đoạn chúng tôi lấy mẫu ngẫu nhiên từ 1.600 người hiến máu
theo phương pháp chọn mẫu của luận án này.
Giai đoạn1 (2010- 2011): Đơn vị máu toàn phần để nghiên cứu chất lượng
máu toàn phần và khối hồng cầu được lấy từ 400 đơn vị trong đó có 200 đơn vị
thể tích 250ml và 200 đơn vị thể tích 350ml từ những người ở lứa tuổi dưới 25 là 288 đơn vị chiếm 72%; lứa tuổi từ 25 trở lên là 112 đơn vị chiếm 28%. Đối tượng HS-SV là 280 đơn vị chiếm 70%; CBCNV là 60 đơn vị chiếm 15%; LLVT là 32 đơn vị chiếm 8% và LĐTD là 28 đơn vị chiếm 7%.
Đơn vị máu toàn phần để nghiên cứu chất lượng huyết tương tươi đông
lạnh; huyết tương bỏ tủa, khối tiểu cầu pool; tủa yếu tố VIII được lấy từ 1.200 đơn vị thể tích 250ml; Lứa tuổi dưới 25 là 852 đơn vị chiếm 71%; lứa
81
tuổi từ 25 tuổi trở lên là 348 đơn vị chiếm chiếm 29% . Đối tượng HS-SV là 840 chiếm 70%; CBCNV là 180 đơn vị chiếm 15% ; LLVT là 96 đơn vị
chiếm 8% và LĐTD là 84 đơn vị chiếm 7%
Các tỷ lệ này tương đương tỷ lệ lượng máu tiếp nhận từ các lứa tuổi và nghề nghiệp của người hiến máu tình nguyện tại Hải Phòng năm 2010.
Giai đoạn 2 (2012- 2013): Đơn vị máu toàn phần để nghiên cứu chất lượng máu toàn phần và khối hồng cầu được lấy từ 400 đơn vị trong đó có 200 đơn vị thể tích 250ml và 200 đơn vị thể tích 350ml từ những người ở lứa tuổi dưới 25 là 260 đơn vị chiếm 65%; lứa tuổi từ 25 trở lên là 140 đơn vị chiếm 35%. Đối tượng HS-SV là 220 đơn vị chiếm 55%; CBCNV là 88 đơn vị chiếm 22%; LLVT là 20 đơn vị chiếm 5% và LĐTD là 72 đơn vị chiếm 18%.
Đơn vị máu toàn phần để nghiên cứu chất lượng huyết tương tươi đông
lạnh; huyết tương bỏ tủa, khối tiểu cầu pool; tủa yếu tố VIII được lấy từ
1.200 đơn vị thể tích 250ml; Lứa tuổi dưới 25 là 780 đơn vị chiếm 65%; lứa
tuổi từ 25 tuổi trở lên là 420 đơn vị chiếm chiếm 35%. Đối tượng HS-SV là
660 đơn vị chiếm 55%; CBCNV là 264 đơn vị chiếm 22% ; LLVT là 60 đơn
vị chiếm 5% và LĐTD là 216 đơn vị chiếm 18%
Các tỷ lệ này tương đương tỷ lệ lượng máu tiếp nhận từ các lứa tuổi và nghề nghiệp của người hiến máu tình nguyện tại Hải Phòng năm 2012