Đánh giá khả năng phát hiện PĐMN trên CHT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giá trị chụp cộng hưởng từ 1,5tesla có tiêm thuốc đối quang trong đánh giá phình động mạch não trước và sau điều trị can thiệp nội mạch (Trang 103 - 107)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.2.1. Đánh giá khả năng phát hiện PĐMN trên CHT

Đây là vấn đề quan trọng nhất trong nghiên cứu xác định giá trị của CHT 1,5 Tesla trong chẩn đốn PĐMN.

Nếu tính theo sớ lượng PĐMN theo kết quả (Bảng 3.1), CHT xung mạch TOF có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính lần lượt là: 87,1%, 88,6%, 87,6%, 93,8% và 77,5%.

- CHT xung mạch TOF ghi nhận 4 trường hợp dương tính giả,trong đó: + 2/4 (50,0%) trường hợp CMSHXN xác định là không có PĐMN mà là biến thể giải phẫu, gớc ĐM thơng sau có hình phễu, đường kính ngang < 3mm.

+ 1/4 (25,0%) trường hợp CHT nhận định có núm phình mới ở đợng mạch não giữa cạnh túi PĐMN cũ đã được điều trị CTNM (sau 5 tháng điều

trị CTNM), tuy nhiên trên CMSHXN xác định là ổ tái thông túi PĐMN sau điều trị CTNM chứ không phải là núm PĐMN mới.

+ 1/4 (25,0%) trường hợp CHT xung TOF ghi nhận có PĐMN ở động mạch não sau nhưng âm tính trên CMSHXN.

A B

C D

Hình 4.2: Trường hợp dương tính giả trong chẩn đốn phình gốc ĐM thông sau trên CHT (BN Nguyễn Ánh K - mã A 49/104, nam 68 t̉i)

A, B: Núm phình gốc ĐM thông sau trên CHT1.5T xung mạch TOF và CHT1.5T

xung mạch có tiêm thuốc ĐQT

C,D: Ảnh trên CMSHXN và CMSHXN 3D, biến thể giải phẫu gốc ĐM thông sau

có hình phễu, khơng phải là PĐMN

- CHT xung mạch TOF ghi nhận 9 trường hợp âm tính giả, trong đó CMSHXN xác định:

+ 6/9 (66,7%) PĐMN được xác định kích thước < 3mm trên phim CMSHXN.

+ 2/9 (22,2%) trường hợp có PĐMN có kích thước 3-5mm (1 bệnh nhân có núm phình mới vị trí đợng mạch cảnh trong trái kích thước 2,1x3,2mm/ đã nút túi phình cũ ở A1 trái; 1 bệnh nhân có núm phình mới đợng mạch cảnh trong trái kích thước 2,9x3,4mm/ đã nút túi PĐMN cũ ở

đợng mạch cảnh trong trái, núm phình mới này ở mặt sau của túi phình cũ, do vậy bị che khuất, hơn nữa do lỗi của người đọc kết quả CHT đã quá chú ý vào túi PĐMN cũ nên bỏ sót núm PĐMN mới).

+ 1/9 (11,1%) trường hợp có PĐMN hình thoi ĐM đớt sớng phải đã được điều trị CTNM đặt Stent Silk, sau 24 tháng điều trị, chụp CHT xung TOF ghi nhận là tái thông tại vị trí đặt Stent và không có PĐMN mới, tuy nhiên CMSHXN lại xác định là PĐMN mới hình túi ĐM đớt sớng phải (cực dưới vị trí Stent) với kích thước là 7,7x6,1mm, cổ túi 5,5mm, không thấy tái thông tại vị trí đã đặt Stent. Sở dĩ để xảy ra sai sót trong trường hợp này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, đây là trường hợp đa PĐMN ở vị trí và hình thái hiếm gặp, CHT khơng quan sát được trực tiếp hình thái Stent, người đọc kết quả đã quá chú ý đến PĐMN cũ, không so sánh với phim cũ để xác định vị trí Stent trên phim chụp CHT.

A B

C D E

Hình 4.3: Trường hợp âm tính giả trong chẩn đốn PĐMN hình túi trên CHT

BN đã điều trị phình hìnhthoi ĐM đốt sống trái đặt GĐNM Silk/ bất sản ĐM đốt sống phải(BN Vũ Đình G - mã I 77/1 CC, nam 50 t̉i)

A: Ảnh CMSHXN- Phình hình thoi ĐM đốt sống trái trước điều trị CTNM

B: ảnh chụp CHT1.5T tái tạo VRT sau 24 tháng CTNM, đánh giá tái thông.

C: Ảnh CMSHXN xác định vị trí và hình thái GĐNM.

D: Ảnh CMSHXN- Phình mới hình túi trên vị trí sát đầu dưới GĐNM cũ, không

tái thông.

E: Ảnh CMSHXNkiểm tra sau nút tắc HT túi phình mới.

Cũng theo kết quả nghiên cứu (Bảng 3.1), CHT xung mạch có tiêm thuốc ĐQT có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính lần lượt là: 87,1%, 91,4%, 88,6%, 95,3% và 78,0%.

- CHT xung mạch có tiêm thuốc ĐQT ghi nhận 3 trường hợp dương tính giả, trong đó có:

+ 2/3 (66,7%) trường hợp CMSHXN xác nhận là biến thể giải phẫu chứ không phải là PĐMN (gớc ĐM thơng sau có hình phễu).

+ 1/3 (33,3%) trường hợp CMSHXN xác nhận là không có PĐMN ở ĐM não sau.

- CHT xung mạch có tiêm thuốc ĐQT ghi nhận 9 trường hợp âm tính giả tương tự như các trường hợp âm tính giả trên CHT xung mạch TOF.

Khi dùng biểu đồ ROC (Biểu đồ 3.4) cho thấy CHT xung mạch TOF và CHT xung mạch có tiêm thuốc ĐQT đều có giá trị cao trong phát hiện PĐMN, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa CHT xung mạch TOF và CHT xung mạch có tiêm thuốc ĐQT trong phát hiện PĐMN với p = 0,32 > 0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi hồn tồn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Theo White và cs (2001), phần lớn các trường hợp âm tính giả trên CHT xảy các với các PĐMN có kích thước < 3mm [114]. Theo nghiên cứu của Malluhia A và cs (2003), CHT1.5Tesla xung mạch TOF có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác tương ứng là 69,8-90,7%, 100%, 86,7-95,9% trong chẩn đoán PĐMN [120]. Gibbis GF và cs (2004) đã đưa ra kết luận kỹ thuật chụp CHT1.5Tesla xung mạch TOF không tiêm thuốc ĐQT có giá trị cao trong phát hiện và đánh giá

các đặc điểm của PĐMN [121]. Theo Zwam Willem và cs (2013) nhận định: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa CHT1.5Tesla xung mạch có tiêm thuốc đối quang từ và CMSHXN trong phát hiện PĐMN ở bệnh nhân có CMDMN với p = 0,83 [122].

Trong nghiên cứu của chúng tôi các trường hợp âm tính giả được hồi cứu lại trên phim chụp CHT xung mạch TOF và CHT xung mạch có tiêm thuốc ĐQT sau khi đã có kết quả CMSHXN thấy: có 4/9 (44,4%) PĐMN có hiện hình trên phim chụp CHT xung mạch TOF và CHT xung mạch có tiêm thuốc ĐQT (2 PĐMN có kích thước < 3mm, 1 PĐMN có kích thước 3-5mm và 1 PĐMN có kích thước > 5mm); có 5/9 PĐMN khơng hiện hình trên phim chụp CHT xung mạch TOF và CHT xung mạch có tiêm thuốc ĐQT, chiếm 55,6%. Nguyên nhân của một số các trường hợp âm tính giả là do lỗi chủ quan và ít kinh nghiệm của người đọc kết quả, nguyên nhân khách quan do một số PĐMN có kích thước rất nhỏ < 3mm, hoặc bệnh nhân đã được điều trị CTNM nút PĐMN, người đọc kết quả đã quá chú ý vào túi PĐMN cũ nên bỏ sót núm PĐMN mới, một số bệnh nhân có đa PĐMN nên người đọc kết quả CHT đã quá chú ý vào các PĐMN có kích thước lớn, do vậy bỏ sót các PĐMN có khích thước nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giá trị chụp cộng hưởng từ 1,5tesla có tiêm thuốc đối quang trong đánh giá phình động mạch não trước và sau điều trị can thiệp nội mạch (Trang 103 - 107)