Kết quả điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vai trò doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng (Trang 116 - 118)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.3. Kết quả điều trị

Theo bảng 3.10 cho thấy khơng có bệnh nhân nào tử vong trong nghiên cứu, 93 bệnh nhân đều được cứu sống chiếm tỉ lệ 100%, chứng tỏ các bệnh

nhân đã được điều trị một cách tích cực và đúng phác đồ. Mặt khác, có một số

bệnh nhân được lựa chọn tham gia nghiên cứu nhưng trong quá trình nghiên

cứu gia đình xin về hoặc chuyển viện, phát hiện bệnh nhân có những tổn

thương nặng khác kèm theo hoặc phải phẫu thuật vì tổn thương khác ngồi sọ

trong q trình điều trị, chúng tôi sẽ loại những bệnh nhân này ra khỏi nghiên cứu. Do đó, tất cả bệnh nhân vào danh sách nghiên cứu đều được cứu sống và

được khám lại sau một tháng, ba tháng sau khi ra viện đểđánh giá mức độ hồi phục và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, mức độ hồi phục và chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân là rất khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả khả quan hơn nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoằng (2011) khi nghiên cứu 54 bệnh nhân CTSN nặng có tăng ALNS thì có 3 bệnh nhân tử vong chiếm 5,56%, đặc biệt những bệnh nhân này thuộc nhóm tăng ALNS liên tục

và khơng đáp ứng với điều trị nội khoa (thậm chí có bệnh nhân đã cắt hộp sọ

giải áp) [92]. Tác giả Phạm Văn Hiếu (2013) khi nghiên cứu mở nắp hộp sọ

giảm áp cho 27 bệnh nhân CTSN nặng, kết quả có 8 bệnh nhân tử vong chiếm 29,8% mặc dù đã được cắt hộp sọ giải áp, bệnh nhân tử vong chủ yếu nằm trong nhóm cắt hộp sọ muộn (sau 72 giờ) [96]. Như vậy thời gian là một yếu tố quan trọng trong điều trịvà tiên lượng bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khả quan hơn một số tác giả khác trên thế giới như Waltraud (19%),

Verchere (5%) [98],[99].

Theo bảng 3.11 cho thấy thời gian nằm hồi sức trung bình là 23,85 ± 8,39

ngày trong đó bệnh nhân nằm lâu nhất là 50 ngày, thời gian thở máy trung bình là 15,39 ± 6,33 ngày, bệnh nhân thở máy lâu nhất là 40 ngày. Nghiên cứu của chúng tơi có kết quảtương đương với Paul R [100] thời gian nằm hồi sức trung

bình là 24,3 ngày nhưng dài hơn nghiên cứu của Phạm Văn Hiếu (13,1 ngày) [96]. Có lẽ do bệnh nhân trong nghiên cứu của tác giả sau khi cai được máy thở

thì chuyển ngay vềđiều trịở y tếđịa phương do tình trạng quá tải của bệnh viện. Những bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi có thời gian thở máy và nằm hồi sức lâu chủ yếu thuộc nhóm bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có biến chứng viêm phổi hoặc viêm màng não trong quá trình điều trị.

Theo bảng 3.12 sau một tháng khám lại cho 93 bệnh nhân nghiên cứu thấy có 52 bệnh nhân mất chức năng, cịn tỉnh nhưng khơng tự phục vụ được chiếm 55,92%. Tiếp đến là 27,95% bệnh nhân mất chức năng vừa phải, có di chứng nhưng bệnh nhân tự phục vụđược, có 10 bệnh nhân hồi phục tốt hoặc có di chứng nhẹ chiếm 10,75%. Tuy nhiên có 5 bệnh nhân sống thực vật hồn tồn, phải có người chăm sóc chiếm 5,38%.

Bảng 4.1: So sánh kết quả với các tác giả khác

Tác giả (GOS: 4-Tốt 5 điểm) Xấu (GOS: ≤ 3 điểm) Mẫu nghiên cứu Elke M (2000) [101] 41,0% 59,0% 49 Waltraud K (1999)[99] 58,0% 42,0% (19%) 57

Lê Văn Cư (2000)[95] 58,7% 41,3% (23,2%) 116 Phạm Văn Hiếu (2013)[96] 51,9% 48,1% (29,6%) 27 Chúng tôi (2015) 38,7% 61,3% (0%) 93

Ghi chú: T l trong ngoặc đơn là tỷ l t vong.

Việc sử dụng thang điểm GOS để đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng đã được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều nghiên cứu về kết quả điều trị sau CTSN, tuy nhiên nó vẫn có những hạn chế khi dùng để đánh giá mức độ hồi phục chức năng của bệnh nhân sau CTSN do cách phân loại chỉ có 5 mức độ đơn giản, rất khó để phân biệt mức độ hồi phục chức năng ở những bệnh nhân có kết quả điều trị giữa trung bình và xấu. Chúng tôi sử dụng thêm bảng điểm

đánh giá mức độ mất chức năng sau 3 tháng thấy rằng số bệnh nhân có một

chút khó khăn trong cuốc sống của cả bốn tiêu chí chiếm tỉ lệ cao nhất: 33 bệnh nhân có chút khó khăn về đi lại và tự chăm sóc chiếm 35,48%, 35 bệnh nhân có chút khó khăn khi làm việc hàng ngày chiếm 37,63% và 38 bệnh

nhân có chút đau đớn khó chịu chiếm 40,86%. Tuy nhiên vẫn cịn 8,6% bệnh

nhân đau đớn và làm việc hàng ngày vơ cùng khó khăn, 9 bệnh nhân khơng thể đi lại và khơng thể tự chăm sóc chiếm 9,68% (bảng 3.13). Mặc dù trong nghiên cứu của chúng khơng có bệnh nhân nào tử vong nhưng tỉ lệ di chứng về thần kinh lại cao hơn những tác giả khác. Có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là những bệnh nhân CTSN nặng được điều trị một cách triệt đểvà khám lại một cách hệ thống chặt chẽ. Như vậy dù kết quả điều trị chưa hoàn hảo và còn nhiều việc phải làm trong tương lai nhưng cũng đánh

giá một bước đột phá trong phác đồ điều trị mang lại những tín hiệu tích cực cho những bệnh nhân không may bị chấn thương sọ não nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vai trò doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)