Bệnh nhân CTSN nặng thường có hình ảnh nhiều tổn thương phối hợp kèm theo vỡ xương, não phù nhiều, xóa bể đáy đè đẩy các não thất và chảy
máu dưới nhện.
1.3.2. Đo áp lực nội sọ
Theo dõi áp lực nội sọ (ICP) và áp lực tưới máu não (CPP) nên được cân nhắc ở tất cả các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng (GCS ≤8đ) đặc biệt khi có bất thường trên phim CT scan sọ não. Hiện nay có bốn phương pháp đo áp lực nội sọ xâm lấn cho kết quả khá chính xác như đặt trong não thất, khoang dưới nhện, ngoài màng cứng và trong nhu mô não. Chảy máu là biến chứng thường gặp nhất với tỉ lệ là 1% với phương pháp đặt trong nhu mô não và 5% khi đặt vào não thất [7]. Hầu hết các trường hợp đều phát hiện được nhờ chẩn đốn hình ảnh, ngưỡng tiểu cầu trên 100.000 và INR < 1,6 là an toàn để tiến hành thủ thuật. Dẫn lưu não thất ra ngoài để theo dõi ICP cũng cho phép dẫn lưu dịch não tủy để kiểm soát tăng ICP. Tuy nhiên, thủ thuật dẫn lưu não thất ra ngồi có thể khó thực hiện sau chấn thương vì kích thước não thất nhỏ và bị di lệch.
Hơn nữa, dẫn lưu não thất ra ngoài truyền thống với một đầu dẫn ra ngoài chỉ cho phép đo ICP ngắt quãng khi dẫn lưu bị đóng. Hiện nay hệ thống dẫn
lưu não thất được cải tiến với hai đầu nối catheter, một đầu nối với hệ
thống theo dõi ICP và một đầu dẫn ra hệ thống túi đựng dịch não tủy, vừa theo dõi và vừa điều trị tăng ICP rất hiệu quả. Catheter có thể bị tắc bởi máu cục hoặc các mảnh vụn, cần được khắc phục bằng cách bơm 1 – 2 ml
nước muối sinh lý. Tuy nhiên, phương pháp này và một số thao tác khác
như lấy mẫu dịch não tủy thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, xảy ra ở 5-20% tổng số bệnh nhân [1].