Tình hình kinh tế, văn hố, xã hội và nhiễm sán lá của huyện Nga Sơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá trên người, yếu tố liên quan và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại huyện nga sơn, thanh hóa năm 2013 2014 (Trang 36 - 38)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Tình hình kinh tế, văn hố, xã hội và nhiễm sán lá của huyện Nga Sơn,

Sơn, Thanh Hóa

1.5.1. Sơ lược tình hình địa chính, kinh tế- xã hội chung tồn huyện

Nga Sơn là huyện ven biển nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Thanh Hóạ Phía Bắc giáp huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, phía Tây giáp với huyện Hà Trung và Thị xã Bỉm Sơn, phía Đơng giáp

với Biển đơng. Huyện có tọa độ địa lý: Từ 19056’23’’ đến 20004’10’’ độ vĩ Bắc và 105054’45’’ đến 20004’30’’ độ kinh Đông.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 15.836,7 ha, mật độ dân số là 930 người/km2. Trong đó đất sản xuất nơng nghiệp 8.123,4 ha (chiếm 51,3% diện tích đất). Đất sản xuất lâm nghiệp 584,8 ha (chiếm 3,7%), đất nuôi trồng thủy sản 660,9 ha (chiếm 4,2%). Đất ở 1.976,2 ha (chiếm 12,4%). Số hộ 35.261, dân số 147.209 người, chủ yếu là người kinh, huyện có 27 xã, 1 thị trấn và 234 thôn.

- Về kinh tế: Điều kiện phát triển kinh tế chủ yếu nghề trồng lúa nước,

làm chiếu cóị Tồn huyện có 34 hợp tác xã (27 hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp, 4 hợp tác xã tín dụng, 3 hợp tác xã vận tải). Có 36 doanh nghiệp tư nhân, 72 công ty trách nhiệm hữu hạn, 17 công ty cổ phần và 2 doanh nghiệp nước ngồị Thu nhập bình qn đầu người khoảng 9,8 triệu đồng/người/năm.

- Về Y tế: Tại huyện có 1 bệnh viện Đa khoa huyện, 1 Trung tâm Y tế

huyện, có 27 trạm Y tế xã và Y tế thôn ở tất cả các thơn. Số xã có bác sỹ là 15/27 xã, giao thông đi lại giữa các xã và từ xã đến trung tâm huyện đều thuận lợi, có đường bê tơng và đường nhựạ

- Về xã hội: Tồn huyện có 5 trường Trung học Phổ thông, 01 trường

Trung cấp nghề, 27 trường Trung học cơ sở và 29 trường Tiểu học. Huyện

Nga Sơn đã hồn thành việc bố trí mạng lưới trường lớp từ mầm non đến Phổ thông trung học. Tồn huyện có 10/27 xã có người dân theo đạọ Tất cả các xã đều có hệ thống loa truyền thanh đến các thơn. Số hộ có ao ni cá chiếm khoảng hơn 50%. Tập quán ăn gỏi cá, dùng phân tươi để ni cá hoặc bón ruộng ở đây tương đối phổ biến.

1.5.2. Tình hình địa lý, kinh tế, Y tế của 4 xã nghiên cứu

Xã Nga An, Nga Phú, Nga Thái, Nga Điền là những xã thuộc vùng ven biển của huyện Nga Sơn. Các xã này chun canh trồng cói, ni trồng, khai thác thủy sản và dịch vụ. Diện tích đất tự nhiên của mỗi xã là gần 1000 ha, với dân số là 30.378, số hộ là 6.697. Ở các xã này hầu hết các gia đình đều có tập qn đào ao nuôi cá, làm trang trại và dùng phân tươi bón ruộng, ni cá. Nghề nghiệp chủ yếu của người dân nơi đây là trồng cói, dệt chiếụ

Trong 4 xã có 36 thơn đều có hệ thống loa truyền thanh đến tận các thơn. Trạm Y tế xã đều có bác sĩ, hệ thống Y tế có 36 thơn, có đủ mỗi thơn 1 cán bộ Y tế dưới sự chỉ đạo của trạm Y tế xã.

1.5.3. Một số nghiên cứu nhiễm sán lá gan nhỏ ở huyện Nga Sơn

Năm 2002, Nguyễn Văn Đề và cộng sự đã điều tra tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 11% [7].

Năm 2005, theo điều tra của Đỗ Thái Hịathì tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở xã Nga An là 25,3% [126].

Theo báo cáo tổng hợp của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, năm 2007 tại một số xã huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ chung: 17,7% (Nguyễn Mạnh Hùng, 2010) [127].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá trên người, yếu tố liên quan và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại huyện nga sơn, thanh hóa năm 2013 2014 (Trang 36 - 38)