1.4.1.6. Hội chứng chống lấp hen, COPD (ACO)
Hen và COPD là các bệnh lý tắc nghẽn đường thở mạn tính phổ biến nhất. Hen được nhận biết là một bệnh dị ứng, thường khởi phát từ nhỏ và đặc trưng bởi sự tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra, có khả năng hồi phục. Nhìn chung, hen có tiên lượng tốt do đáp ứng tốt với điều trị. Ngược lại, COPD là bệnh chủ yếu gây ra do khói thuốc lá, thường khởi phát sau 40 tuổi và đặc trưng bằng sự tắc nghẽn lưu lượng khí thở khơng hồi phục hồn tồn dẫn đến sự suy giảm chức năng phổi tiến triển và tử vong sớm. Hen và COPD được xem là những bệnh lý riêng biệt của bệnh đường thở tắc nghẽn, tuy nhiên hai tình trạng bệnh này có thể cùng tồn tại trên một đối tượng, gọi là hội chứng chồng lấp Hen - COPD (ACO: Asthma – COPD Overlap Syndrome) [23].
Ủy ban khoa học GINA và GOLD đã đưa ra định nghĩa về ACO như sau: Hội chứng chồng lấp hen – COPD được đặc trưng bởi sự giới hạn lưu lượng khí thở dai dẳng cùng với một số đặc trưng thường liên quan với hen và một số đặc trưng liên quan với COPD. Vì vậy, ACO được xác định bằng các đặc trưng chia sẻ cho cả Hen và COPD.
ACO có các yếu tố nguy cơ của hen và COPD. Các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ACO gồm hút thuốc lá, dị ứng và tuổi [42], [43], [44]. NB được chẩn đoán ACO bởi bác sĩ lâm sàng khi có ít nhất 3 đặc điểm của hen và ít nhất 3 đặc điểm của COPD. Bệnh đồng mắc của ACO thường là tăng huyết áp và viêm mũi dị ứng [27].
ACO chiếm khoảng 15 - 25% các bệnh đường hơ hấp tắc nghẽn, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên nhóm bệnh nhân này.
Những bệnh nhân mang cả dấu hiệu của hen và COPD có nhiều đợt cấp hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn, chức năng hô hấp suy giảm nhanh hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn, và tiêu tốn nguồn lực y tế cho chăm sóc sức khỏe nhiều hơn khi bệnh nhân chỉ có bệnh hen hoặc COPD [45].
Gánh nặng bệnh tật của ACO thể hiện qua các chỉ số sau:
- Gánh nặng kinh tế: Họ bị nhập viện thường xuyên hơn bệnh nhân hen hoặc
COPD đơn thuần, từ đó dẫn đến chi phí y tế cao hơn do chi phí nhập viện chiếm phần lớn nhất trong tổng chi phí y tế ở bệnh nhân COPD [46].
- Gánh nặng bệnh tật: Vì ACO thường gặp ở người lớn tuổi, bệnh nhân ACO
thường có nhiều vấn đề làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. Bệnh nhân ACO thường khó thở nhiều hơn, khị khè nhiều hơn, có nhiều đợt kịch phát hơn, có chất lượng sống liên quan đến hơ hấp thấp hơn và có mức độ hoạt động thể lực thấp hơn bệnh nhân COPD đơn thuần [47], [48].
- Tỷ lệ tử vong: Kết quả các nghiên cứu liên quan đến tỉ lệ tử vong do ACO thì khơng thống nhất. Trong một nghiên cứu theo dõi dọc 4 năm, tỉ lệ tử vong không khác nhau giữa bệnh nhân ACO, hen và COPD [49].
*Nhận xét chung: Sự cần thiết phải xây dựng mơ hình quản lý hen và COPD
Hen và COPD là những bệnh phổi mạn tính phổ biến hiện nay, đang là thách thức đối với toàn cầu và là gánh nặng rất lớn đối với xã hội và hệ thống y tế. Các nghiên cứu y học bằng chứng gần đây đã chứng minh những bệnh này có thể phịng và kiểm sốt được. Tuy nhiên, một thực tế đáng báo động hiện nay là bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng, tỷ lệ tử vong cao, chi phí điều trị lớn.
Về mặt y học, nhiều cơng trình nghiên cứu lớn trên thế giới đã cho thấy hiệu quả của việc quản lý, điều trị hen, COPD ngay tại nhà hoặc y tế cơ sở. Tuy nhiên thực tiễn kiểm soát bệnh tại Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn. Các cơ sở y tế mới chỉ quan tâm đến điều trị đợt cấp, khơng có quản lý lâu dài, không kết nối nội trú và ngoại trú, trong khi nhu cầu được tư vấn, quản lý của người bệnh là rất lớn, việc quản lý cần được thực hiện tại cộng đồng, gần các cơ sở y tế. Do đó việc chẩn đốn và quản lý hen, COPD không chỉ khu trú trong khuôn viên bệnh viện mà cần được phát hiện và quản lý tại cộng đồng.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, sự cần thiết phải xây dựng một đơn vị chuyên trách và một hệ thống đơn vị chuyên trách theo chuyên ngành để theo dõi, quản lý người bệnh, cung cấp những dịch vụ y tế chuẩn ngay tại cộng đồng. Hệ thống này được phân cấp trách nhiệm và được trang bị theo phân tuyến để quản lý người bệnh phổi mạn tính, đó chính là cơ sở khoa học ra đời mơ hình “Đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính” (Chronic pulmonary disease Management Unit – CMU).
1.4.2. Các Chương trình, Dự án liên quan đến thành lập đơn vị quản lý hen, COPD
1.4.2.1. Chiến lược thực hành xử trí bệnh hơ hấp – PAL [52],[58]
a) Giới thiệu Chiến lược PAL
- PAL là viết tắt theo tiếng Anh “Practical Approach to Lung health” là một chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới, tiếp cận từ triệu chứng lâm sàng nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề các bệnh hơ hấp nói chung, đồng thời tăng cường chất lượng phát hiện và điều trị bệnh lao tại y tế cơ sở.
- PAL tập trung vào các bệnh hơ hấp hay gặp nhất đó là: Lao phổi, Viêm hơ hấp cấp (ARI) chủ yếu là viêm phổi, hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
b) Mục tiêu của Chiến lược PAL
- Lĩnh vực Quản lý y tế: cải thiện hiệu quả quản lý dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở trong việc xử trí các bệnh hơ hấp, trong đó có Hen, COPD.
- Lĩnh vực Chất lượng dịch vụ y tế: nâng cao chất lượng khám, chẩn đoán, điều trị bệnh hơ hấp, trong đó có Hen, COPD.
- Làm tốt hai lĩnh vực trên sẽ mang lại các hiệu quả sau: Giảm tần xuất cơn hen cấp ở những bệnh nhân hen, giảm đợt cấp ở những người mắc COPD,..
1.4.2.2. Dự án phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
[54],[61]
a) Giới thiệu Dự án
Ngày 4/9/2012 Thủ tướng phê duyệt các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015 trong đó có Dự án Phịng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
b) Các mục tiêu cụ thể của Dự án
- Xây dựng được Phòng quản lý COPD và HPQ ở 70% số tỉnh tham gia dự án.
- Đào tạo được 70% số bác sỹ tham gia khám, chẩn đoán và điều trị COPD và HPQ ở các tỉnh tham gia dự án.
- Phấn đấu 50% số bệnh nhân ở các tỉnh tham gia dự án có chẩn đốn COPD và HPQ được kê đơn đúng theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.
- 50% người dân có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về COPD và HPQ.
1.4.2.3. Chương trình “Vì lá phổi khỏe” [94]
a) Giới thiệu Chương trình
- Chương trình Vì Lá Phổi Khỏe là sáng kiến đa quốc gia của AstraZeneca nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại 9 quốc gia Châu Á. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện chương trình này.
- Chương trình được chính thức giới thiệu tại Việt Nam từ ngày 21.9.2017 và đến ngày 18.10.2017, Bản ghi nhớ hợp tác Chương trình Vì lá phổi khỏe Việt Nam giai đoạn 2007-2020 đã được ký kết giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và AstraZeneca.
- Trong giai đoạn 2017- 2020, Cục Quản lý Khám đã và đang phối hợp với AstraZeneca Việt Nam và các Hội chuyên ngành: Hội Lao và Bệnh Phổi Việt Nam (VATLD), Hội Hô Hấp Việt Nam (VNRS) và Hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng TP. HCM để triển khai chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe”.
b) Các mục tiêu của Chương trình
- Hợp tác và nhận thức: Phối hợp nâng cao chất lượng quản lý bệnh hen và COPD, đồng thời nâng cao nhận thức đúng của cộng đồng về các căn bệnh này.
- Hạ tầng và khả năng tiếp cận Cải thiện chất lượng và thành lập 150 phòng quản lý hen và COPD ngoại trú mới với cơ sở hạ tầng đạt chuẩn trên cả nước.
- Năng lực và kỹ năng: Nâng cao năng lực (chẩn đoán, điều trị và quản lý) cho cán bộ y tế tuyến cơ sở (tỉnh thành, quận, huyện) trên cả nước.
1.4.3. Thực trạng các mơ hình quản lý hen, COPD tại Việt Nam
1.4.3.1. Mơ hình quản lý và điều trị hình tháp a) Mơ tả chung về mơ hình
Trước những khó khăn, thách thức trong cơng tác quản lý hen, COPD, các chuyên gia của Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam đã đề xuất “Mơ hình quản lý và điều trị hình
tháp” với ý nghĩa phân tuyến theo năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế hơn là theo
* Mục tiêu cần đạt được của mơ hình: (1) Lồng ghép thuận lợi với hệ thống y tế
hiện nay; (2) Đảm bảo hiệu quả tốt trong cả 3 u cầu: chăm sóc tốt hơn, phịng bệnh tốt hơn và theo dõi tốt hơn.
* Nguyên lý vận hành của mơ hình này như sau: (1) Hệ thống y tế làm chức
năng thực hiện và quản lý; (2) Bảo hiểm y tế làm chức năng tài chính thanh tốn và đầu tư; (3) Hội chuyên ngành làm chức năng kiểm định, đánh giá độc lập.