2.2. ĐẦU KHẮC LASER
2.2.4. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng laser
2.2.4.1. Các mối nguy hiểm khi tiếp xúc với laser.
Với sự phát triển như vũ bão trong việc ứng dụng laser trong những hoạt động hàng ngày, cũng như cơng dụng thường nhật của chúng trong các phịng thí nghiệm khoa học và môi trường công nghiệp, chúng ra phải đối mặt với những mối nguy hiểm từ laser [9]
Mối nguy hiểm cho mắt
Phát xạ laser giống như sự phơi ánh sáng Mặt Trời trực tiếp ở chỗ ánh sáng đi vào mắt theo các chùm tia song song, chúng được hội tụ rất hiệu quả trên võng mạc, vùng bề mặt sau của mắt rất nhạy với ánh sáng. Cấu tạo tổng quát của mắt người được minh họa trong hình 1, trong đó nhấn mạnh các cấu trúc dễ bị phá hủy do hấp thụ bức xạ cường độ cao. Bước sóng của ánh sáng laser là quan trọng, vì chỉ có ánh sáng nằm trong vùng bước sóng từ gần 400 đến 1400nm mới có thể thâm nhập vào mắt hiệu quả để phá hủy võng mạc. Ánh sáng tử ngoại gần có bước sóng nhất định có thể làm phá hủy các lớp bề mặt phía sau mắt, và có thể góp phần làm đục thủy tinh thể, nhất là ở những người trẻ tuổi, những người có mơ mắt có độ trong suốt cao trong vùng bước sóng này. Ánh sáng hồng ngoại gần cũng có thể gây ra sự phá hủy bề mặt, mặc dù không gây nghiêm trọng như ánh sáng tử ngoại.
17 Trong thực tế, laser hoạt động ở dạng xung nói chung có cơng suất cao hơn, và một xung laser miligiây hiệu quả có thể gây phá hủy mãi mãi nếu nó đi vào mắt, còn một chùm liên tục cơng suất thấp hơn chỉ có thể gây rủi ro nếu như phơi sáng lâu. Mối nguy hiểm có mặt bởi những bước sóng này tăng thêm do thực tế là mắt có khả năng hội tụ chúng, và ánh sáng chuẩn trực thuộc vùng này được mắt làm hội tụ lên một đốm rất nhỏ trên võng mạc, tập trung công suất của nó đến mật độ cao.
Mối nguy hiểm cho da
Nguy hiểm lớn nhất cho da đến từ mật độ công suất cao của chùm tia laser và bước sóng của bức xạ xác định mức độ sâu của da bị phá hủy và loại thương tổn do nó mang lại. Chiều sâu xâm nhập của bức xạ laser vào da là lớn nhất trong vùng bước sóng chừng 300-3000nm, đạt tới cực đại trong vùng phổ hồng ngoại A tại khoảng 1000nm. Nếu laser có khả năng gây phá hủy da được sử dụng, thì những phịng ngừa tương xứng phải được thực hiện nhằm bảo vệ da, ví như mặc áo tay dài và mang găng tay làm từ chất liệu chịu lửa thích hợp. Trong nhiều trường hợp, cơng suất laser thấp hơn có thể được sử dụng cho thủ tục canh chỉnh được yêu cầu trong những thí nghiệm dự tính trước.
Mỗi nguy hiểm về điện
Mối nguy hiểm đi cùng với các bộ phận điện hoặc nguồn cấp điện cho laser về cơ bản là giống nhau cho hầu hết các loại, và sự phịng ngừa an tồn riêng cho mỗi cấu hình hoặc mỗi loại laser là khơng cần thiết. Trong số các loại laser thiết thực chủ yếu, như laser khí, laser chất rắn, laser chất nhuộm, và laser chất bán dẫn, trừ các loại laser bán dẫn ra thì tất cả đều yêu cầu hiệu điện thế cao, và thường là dòng điện cao, để tạo ra chùm tia. Cho dù là điện thế cao được áp trực tiếp vào mơi trường laser chính hay vào đèn bơm hoặc laser bơm, thì nó vẫn có mặt tại một số điểm trong hệ thống.
18
2.2.4.2. Biện pháp an toàn
Không để mát tiếp xúc với tia laser trực tiếp dù công suất chỉ là 1 mW. Khi sử dụng đèn laser có cơng suất cao (> 5mW) tuyệt đối khơng để cho laser chiếu trực tiếp vào kính, đĩa CD… Vì chúng có khả năng phản chiếu tia laser vào mắt.
Hình 2.9 – Mối nguy hiểm của đầu khắc laser
Khi chế tạo, sửa chữa hoặc chơi laser công suất cao trong khu vực chật hẹp thì bạn cần phải đeo kiếng bảo hộ chống tia laser. Lưu ý các loại kiếng bảo hộ bình thường khơng có tác dụng chống tia laser, bạn phải mua loại kiếng chuyên dụng dành cho laser. [7]
19 Cần chú ý những kí hiệu cảnh báo sự nguy hiểm của tia laser
Hình 2.11 – Những kí hiệu an tồn cần lưu ý