Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tin họctheo định hướng giáo dục STEM

Một phần của tài liệu SKKN_KHOA_TAM1 (Trang 27 - 29)

PPDH trong môn Tin họctheo định hướng giáo dục STEM về bản chất là mở rộng các hoạt động dạy và học bằng cách tạo môi trường, bối cảnh cụ thể để HS được trải nghiệm, vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của bản thân. Trong dạy học STEM nói chung, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để tạo động cơ, thúc đẩy nhu cầu khám phá và hỗ trợ xây dựng, tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực ở người học. Để huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm, khuyến khích tư duy của người học.

Dựa vào phân loại ở trên cho thấy giáo dục STEM thường được thực hiện trong hai bối cảnh:

- Học tập thông qua chủ đề được xây dựng trên cơ sở kết nối kiến

thức của nhiều môn học khác nhau mà HS chưa được học (hoặc được học một

phần). Về bản chất, là lấy chủ đề giáo dục STEM làm xuất phát điểm của quá trình nhận thức. HS sẽ được đối diện với nó trước, thơng qua đó HS phải đi tìm hiểu, nghiên cứu. HS tự định hướng nghiên cứu các kiến thức có liên quan. Ở chủ đề dạng này, GV thường sử dụng dạy học giải quyết vấn đề.

- Học tập thông qua chủ đề có tính chất vận dụng. Là chủ đề được xây

dựng trên cơ sở kiến thức HS đã được học. HS một lần nữa được vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống và soi sáng những lí thuyết HS đã được học. Ở chủ đề dạng này, GV thường sử dụng PPDH dựa trên dự án.

a. Dạy học giải quyết vấn đề

Về lí luận, dạy học giải quyết vấn đề hay còn gọi là dạy học nêu vấn đề, dạy học gợi mở vấn đề… với ý nghĩa nhấn mạnh khác nhau nhưng bản chất khơng có gì khác biệt. Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” muốn nhấn mạnh tới khâu tạo ra tình huống có vấn đề, khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định của kiểu dạy học này. Tuy nhiên, thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” làm cho người ta có thể hiểu nhầm rằng tình huống có vấn đề là do GV nêu ra theo ý muốn chủ quan của mình. Thêm vào đó, có thể hiểu rằng kiểu dạy học này chỉ dừng lại ở việc nêu ra vấn đề chưa khơng nói rõ được vai trị của HS trong q trình giải quyết vấn đề. Thuật ngữ “dạy học gợi mở vấn đề” khắc phục được nhược điểm thứ nhất nhưng vẫn chưa khắc phục được nhược điểm thứ hai. Thuật ngữ “dạy học giải quyết vấn đề”có hàm ý đề cập tới việc phát hiện được tình huống có vấn

đề và giúp HS giải quyết được tình huống có vấn đề. Có thể nói thuật ngữ này làm rõ hơn bản chất của kiểu dạy học so với các thuật ngữ trên.

Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học mà bản chất là đặt ra trước HS một hệ thống các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích HS tự giác, có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực của HS trong q trình giải quyết vấn đề, tức là làm cho HS tích cực tự giác trong việc giành lấy kiến thức một cách chủ động. Ở đây ‘giải quyết vấn đề’ được hiểu là cách thức cá nhân sử dụng kiến thức đã có, những kĩ năng, và sự hiểu biết của mình để đáp ứng nhu cầu của một tình huống khơng quen thuộc. Người học phải tổng hợp những gì đã học được và áp dụng vào một hoàn cảnh mới và khác nhau.

Tác giả Trần Bá Hồnh đã cụ thể hóa dạy học giải quyết vấn gồm các bước sau:

Đặt vấn đề, xây dựng bài tốn nhận thức : - Tạo tình huống có vấn đề.

- Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh. - Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

- Đề xuất các giả thuyết.

- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.

- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. - Thảo luận kết quả và đánh giá.

- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. - Phát biểu kết luận.

- Đề xuất vấn đề mới.

Tuy nhiên, trong q trình dạy học GV có thể linh hoạt sử dụng để phù hợp với mục đích, nội dung bài học và đối tượng HS.

Một phần của tài liệu SKKN_KHOA_TAM1 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w