Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ ban đầu, đề tài nghiên cứu đã đạt được những kết quả sau:
1. Góp phần làm phong phú cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc khai thác và sử dụng BTTT nói chung và BTTT có sự hỗ trợ của PTNN nói riêng trong dạy học vật lý ở trường phổ thơng. Do tính thực tế cao nên ngồi tác dụng chung, BTTT cịn có tác dụng trong việc kích thích hứng thú học tập của HS, nhờ đó làm cho HS học tập tích cực hơn, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong dạy học vật lý.
2. Trên cơ sở phân tích nội dung phần Quang hình học Vật lý 11 THPT, chúng tôi đã xây dựng được 30 BTTT với sự hỗ trợ của PTNN cho phần này.
3. Đề xuất được một số phương án sử dụng BTTT trong dạy học như: Sử dụng BTTT để củng cố ôn tập kiến thức, để mở bài, dẫn dắt HS đến kiến thức mới, hoặc sử dụng BTTT trong quá trình dạy bài mới, hay trong các giờ ngoại khóa. Trên cơ sở đó, chúng tơi xây dựng một số giáo án có sử dụng BTTT với sự hỗ trợ của PTNN của phần Quang hình Vật lý 11 nâng cao THPT.
4. Tiến hành TNSP để đánh giá hiệu quả của đề tài. Kết quả TN cho thấy giả thuyết đưa ra của đề tài là đúng đắn, sử dụng BTTT với sự hỗ trợ của PTNN trong dạy học có tác dụng kích thích hứng thú học tập của HS rất lớn, do đó HS cũng học tập tích cực hơn, u thích mơn vật lý hơn, biết vận dụng vào thực tế đời sống góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thơng.
Tóm lại, luận văn đã thu được một số kết quả nhất định. Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu khai thác và sử dụng BTTT với sự hỗ trợ của PTNN cho một phần kiến thức nhỏ trong chương trình vật lý phổ thông và chỉ TNSP ở một trường THPT với số lượng tiết dạy có hạn. Tuy nhiên, với những kết quả thu được, đề tài cũng chỉ ra một khả năng và triển vọng trong việc khai thác và sử dụng BTTT với sự hỗ trợ của PTNN nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường THPT.