1. Đối với mặt hàng điện thoại:
Sản phẩm tiêu chuẩn hóa, xúc tiến quảng cáo có sự thích nghi với từng địa phương. Đến nay, Samsung Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm tới hơn 70 Quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch năm 2016 đạt khoảng 40 tỷ USD, tạo việc làm cho gần 137.000 lao động.
2. Đối với mặt hàng linh kiện: Tiêu chuẩn hóa theo yêu cầu điều khoản hợp đồng
⮚ Nhìn chung, Samsung Việt Nam sản xuất 1 cách tiêu chuẩn hóa sản phẩm xuất khẩu ra thị trường Mỹ, vì thế cũng có các lợi thế cơ bản như
- Lợi thế quy mô trong R&D, sản xuất và marketing (hiệu ứng đường cong kinh nghiệm)
- Cạnh tranh toàn cầu
- Sự hội tụ của thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng (sở thích của người tiêu dùng là đồng nhất)
- Quản lý tập trung hoạt động quốc tế (có thể chuyển giao kinh nghiệm xuyên biên giới)
- Mức độ chuyển nhượng cao
- Lợi thế cạnh tranh giữa các thị trường - Giảm chi phí dự trữ
- Hiệu ứng xuất xứ quốc gia:
Hàng được đánh mác Việt Nam, công nghệ sử dụng đến từ Hàn Quốc. Đây là một xuất xứ khá có lợi khi xuất khẩu sang Mỹ vì như đã biết Mỹ và Việt Nam, hay quan hệ Hàn Quốc và Mỹ khá gắn kết và hịa hỗn trong 2 thập kỷ qua. Theo hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ và chế độ hưởng ưu đãi do là thành viên WTO, mặt hàng phi công nghiệp của Việt Nam chịu mức thuế bình quân gia quyền khoảng 2% nhập khẩu vào Mỹ. Còn với Hàn Quốc- Mỹ đã là quan hệ đồng minh từ sau thế chiến thứ 2.
- Lợi ích của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:
Tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có một tác động lớn đối với Việt Nam. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm của họ. Việt Nam đã nổi lên như một giải pháp thay thế cho Trung Quốc vì các nhà đầu tư hưởng lợi từ Trung Quốc cộng với một chiến lược liên quan đến việc các nhà đầu tư chuyển hướng hoặc mở rộng sang các nước khác để tăng khả năng tiếp cận thị trường. Điều quan trọng cần lưu ý là điều này đã xảy ra, nhưng chiến tranh thương mại đã đẩy nhanh quá trình này. Dustin Daugherty , Trưởng bộ phận Bắc Mỹ của Dezan Shira & Associates cho biết, “Ngay cả trước khi bắt đầu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và gần đây là sự bùng nổ
của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã cung cấp giải pháp thay thế Trung Quốc có chi phí cạnh tranh nhất cho sản xuất chung ở Châu Á.
Những lợi thế đáng chú ý như cơ cấu quản lý tương đối hiệu quả và ổn định, quy định và một số thơng thạo văn hóa đối với các cơng ty quen kinh doanh ở Trung Quốc, chi phí lao động cạnh tranh cao, hồ sơ thuế thân thiện với doanh nghiệp cùng với các ưu đãi hào phóng và sự gần gũi với chuỗi cung ứng châu Á đã có từ trước đều khuyến nghị Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài. Những lợi thế này đã cùng với những phát triển đáng kể trong năm nay để tăng cường hơn nữa sức hấp dẫn cạnh tranh của Việt Nam đối với FDI, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. ”
- Được thúc đẩy bởi chi phí lao động tăng, nhu cầu đa dạng hóa và việc chính phủ tập trung chuyển từ các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghệ cao, các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc đã từ từ chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Do vị trí địa lý gần, mức lương thấp hơn ,
lao động có tay nghề cao , các hiệp định thương mại và kết nối khu vực, Việt Nam đã
trở thành một trong những lựa chọn thay thế được ưa thích nhất đối với các nhà sản xuất. Các cơng ty lớn của Mỹ như Apple, Intel, Qualcomm, Universal Alloy
Corporation (UAC), Nike và Key Tronic EMS đã chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam do chi phí liên quan đến chiến tranh thương mại.
⮚ Nói cách khác, trong căng thẳng về sản phẩm xuất xứ Trung Quốc thì mác Việt Nam đang là một lựa chọn ưu tiên cho các nhà nhập khẩu Mỹ. Cũng chính vì lẽ đó mà nhiều vụ gian lận xuất xứ đã xảy ra và đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là samsung cần có những kế hoạch và kiểm định xuất khẩu chặt chẽ để tránh bị đánh thuế phạt vì gian lận xuất xứ.
3. Thương hiệu:
Samsung là một thương hiệu tồn cầu, giữ vị trí nằm trong top đầu của ngành cơng nghiệp điện tử điện thoại. Tính đến năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu tồn cầu lớn nhất châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Dù cho môi trường kinh doanh đầy thách thức do
COVID-19 gây ra cho các cơng ty tồn cầu trong năm 2020, giá trị thương hiệu của Samsung vẫn tăng 2%, từ 61,1 tỷ USD trong năm 2019 lên 62,3 tỷ USD trong năm nay. Samsung đã vươn lên vị trí thứ 5 toàn cầu trong 3 năm sau khi đạt vị trí thứ 6 trong danh sách các thương hiệu tốt nhất toàn cầu năm 2017.
Samsung vừa vượt mặt các nhà sản xuất đa quốc gia như Sony, Panasonic, thậm chí là cả Apple để trở thành thương hiệu tồn cầu có sức ảnh hưởng nhất ở châu Á (dẫn theo báo cáo Campaign Asia-Pacific 2016 Asia's Top 1000 Brands trên ANDROIDPIT).
Samsung có giá trị thương hiệu rất cao; chính vì vậy, ngay cả những sản phẩm thuộc thương hiệu này có phần đắt đỏ so với nhiều hãng cơng nghệ khác trên tồn cầu thì nhiều tín đồ cơng nghệ vẫn sẵn sàng mở hầu bao để chi trả. Cũng giống như với việc các fan của Apple bỏ ra số tiền không nhỏ cho cái logo quả táo khuyết, sự chi trả của người tiêu dùng Samsung bên cạnh để trải nghiệm những tính năng của sản phẩm thì cịn cho chính cái tên Samsung.