1.6. Giảm lưu lượng khai thác các cơng trình khơng được vượt lưu lượng khai thác bền vững
Cơng trình mà Zeynel Demirel thực hiện trong năm 2014, đã tiến hành nghiên cứu ở vùng công nghiệp ven biển ở Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến sự xâm nhập mặn nước dưới đất ngày càng nặng nề là do khai thác quá mức cho phép. Người ta đã tiến hành quan trắc thành phần hóa học của nước dưới đất từ năm 1984 -2000 hàm lượng Clo cao nhất đã đạt tới 3000mg/l. Qua việc phân tích cấu trúc địa chất thủy văn, xác định nguồn bổ cập và tính tốn cân bằng giữa lưu lượng khai thác cho phép và lưu lượng khai thác thống kê qua các năm cũng như các thông số địa chất thủy văn của tầng chứa nước, tác giả đã đưa ra tính tốn tốc độ xâm nhập mặn theo thời gian và theo khơng gian. Do đó, hạn chế khai thác chính là giải pháp cần phải được áp dụng ngay.
1.7. Bố trí lại các cơng trình khai thác nhằm giảm thất thoát nguồn nước nhạt chảy ra biển chảy ra biển
Khomine đã nghiên cứu giải pháp hạn chế quá trình xâm nhập mặn ở vùng ven biển Syria. Quá trình khai thác nước quá mức đã làm cho nước biển xâm nhập vào các tầng chứa nước. Tác giả đưa ra 2 giải pháp cải thiện và hạn chế quá trình xâm nhập mặn vào nước biển là đặt hệ thống giếng ép nước nhạt vào tầng chứa nước hoặc xây dựng hệ thống đập ngầm để khống chế sự dịch chuyển của ranh giới mặn nhạt vào tầng chứa nước. Tác giả cũng xác định được số lượng giếng bơm cần thiết hay vị trí tiềm năng của các đập chắn ngầm.
2. Các giải pháp hạn chế, khắc phục xâm nhập mặn
2.1. Giải pháp phi cơng trình
2.1.1. Tun truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu
Tuyên truyền các tác động của xâm nhập mặn đến nước dưới đất để từ đó người dân cảm nhận được nước dưới đất là nguồn tài nguyên quý, đang bị ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn và cần được sử dụng thật hợp lý.
Nâng cao nhận thức cộng đồng đối với các hoạt động liên quan đến nước dưới đất khai thác sử dụng và bảo vệ, quản lý tuân thủ đúng pháp luật và các quy định hiện hành.
Phổ biến các kiến thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Biên soạn, in ấn và cấp phát Sổ tay hướng dẫn người dân với nội dung:
+ Các biện pháp khai thác, sử dụng nước một cách hợp lý.
+ Các biện pháp tăng cường số lượng chất lượng nước dưới đất.
Đưa vấn đề tác động của xâm nhập mặn tới tài nguyên nước dưới đất vào giảng dạy và các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, vẽ tranh, viết báo trường, các hội thi,… giúp thế hệ tương lai nhận thức được tầm quan trọng của nước dưới đất để có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lý
Nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý về công tác khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.