1.2 .Trong nước
2. Tổng quan về các phương pháp đánh giá tính tổn thươngcủa các tầng chứa
2.5. Các phương pháp đã áp dụng ở Việt Nam
Trọng số
Các nhân tố thể hiện hiện trạng xâm nhập mặn được đánh giá phân loại dựa vào tiêu chuẩn nước uống, EC < 2,500 µScm-1 and Cl < 250 mg l-1 do WHO đưa ra năm 2011. Nồng độ Cl trong nước ngầm thường được phân ra < 50, 50-100, 100-200, và > 200 mg l-1 tương ứng với các điểm số đánh giá 2.5, 5, 7.5, 10. Theo báo cáo của Mäkinen (2008) dựa vào vị và các đặc tính gây ăn mịn, nồng độ Cl trong nước ngầm nên <25 mg l-1 để ngăn ngừa sự ăn mòn vật liệu làm ống dẫn. Bên cạnh đó, Bộ xã hội và y tế Phần Lan khuyến cáo nồng độ Cl trong nước uống nên <100 mg l-1 sẽ tốt cho con người. Do đó, trong bảng 1 chúng tơi sử dụng nồng độ Cl trong nước ngầm là 25 mg l-1 (thay vì 50 mg l-1) được sử dụng làm ngưỡng tối thiểu của việc phân loại đánh giá [6],[7].
2.5. Các phương pháp đã áp dụng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các cơng trìnhnghiên cứu đã áp dụng các phương pháp đánh giá mức độ dễ tổn thương do XNM đã được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới để áp dụng đánh giá cho một vùng cụ thể tại Việt Nam. Một số chuyên gia và nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp DRASTIC để đánh giá cho tầng chứa nước Holocen được thực hiện trong các đề tài như sau:
- Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, năm 2006 của Nguyễn Đình Tiến, Hồng Ngơ Từ Do: Đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất ở thành phố Huế và vùng phụ cận.
- Bùi Trần Vượng, Ngô Đức Chân, Nguyễn Xuân Nhạ, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thị Hường, 2004: Xây dựng bản đồ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất tỉnh Đồng Nai. Báo cáo HTKH nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực các KHTĐ phục vụ phát triển bền vững KT-XH khu vực Nam Bộ. TP Hồ Chí Minh, tr 357 - 366.
Phương pháp GOG đã được Đoàn Văn Cánh và các cộng sự sử dụng trong đề tài “Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí và phân vùng khai thác bền vững, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ” năm 2015 [19].
2.6. Đánh giá, nhận xét, lựa chọn phương pháp
Tóm lại, trên thế giới hiện nay đã có nhiều phương pháp đánh giá mức độ tổn thương cho các tầng chứa nước. Tuy nhiên, phương pháp phù hợp nhất để đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn là phương pháp GALDIT với các nhân tố liên quan nhiều nhất đến hoạt động xâm nhập mặn của nước biển vào các tầng chứa nước ven biển. Vì vậy, phương pháp GALDIT đã được sử dụng trong luận văn này để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn của các tầng chứa bở rời Đệ Tứ nước ven Ninh Thuận.