Dự báo những yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. (Trang 105 - 112)

- “Người cán bộ hậu cần trong giai đoạn cách mạng mới” của Nguyễn

4.1.1. Dự báo những yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn giai đoạn hiện nay

hậu cần trung đoàn giai đoạn hiện nay

Một là, những biến động của tình hình thế giới, khu vực đã và đang tác

động mạnh mẽ đến chất lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đồn. Tình hình thế giới trong những năm tới, hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên, môi trường xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Xu thế tồn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế trí thức và xu hướng hội nhập quốc tế, vừa là thời cơ, vừa là thách thức lớn đối với nước ta. Sự phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, bên cạnh mặt tích cực, cịn bộc lộ những mặt trái, tiêu cực, trong đó có sự thẩm thấu của các loại văn hóa phẩm xấu độc, đồi trụy thông qua mạng Internet, gây nên những vấn đề nhức nhối cho xã hội, làm suy giảm những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đơng Nam Á tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn gây ra nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp. ASEAN đã trở thành cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong duy trì hịa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách cả bên trong và bên ngồi.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ: “Ở trong nước, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề để đất nước phát triển nhanh, bền vững” [12, tr. 31]. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức tạp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế.

Những biến động đó tác động sâu sắc đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, CBHC trung đồn nói riêng. Địi hỏi đội ngũ CBHC trung đồn phải tích cực học tập, phấn đấu, nắm vững tri thức khoa học, nắm chắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy bén về chính trị trước những biến động của tình hình thế giới, khu vực, biết nắm bắt và định hướng kịp thời về nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên trong cơ quan, phân đội hậu cần.

Hai là, sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta, mặt trái của nền kinh tế thị

trường và các tiêu cực, tệ nạn xã hội tác động mạnh mẽ đến chất lượng đội ngũ CBHC và nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn.

Đất nước ta sau hơn 30 năm đổi mới toàn diện đã tạo nên diện mạo mới, mọi lĩnh vực, chính trị - xã hội được giữ vững, ổn định và phát triển; kinh tế tăng trưởng khá, mức sống của mọi tầng lớp nhân dân được nâng lên, tiềm lực của đất nước ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phần đánh giá tổng quát 30 năm đổi mới (1986 - 2016) đã chỉ rõ:

Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng…” [55, tr.65 - 66].

Những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN đã và đang tác động tích cực đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm, làm tăng thêm niềm tin vào cơng cuộc đổi mới, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường XHCN của đội ngũ CBHC trung đoàn. Đồng thời, kinh tế đất nước phát triển tạo điều kiện để đầu tư trang bị vật chất kỹ thuật cho quân đội, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng bộ đội, thực hiện tốt hơn các chính sách đối với quân đội và công tác xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, CBHC trung đồn nói riêng. Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và các loại tệ nạn xã hội đang trực tiếp tác động mạnh mẽ đến chất lượng đội ngũ CBHC trung đồn dễ làm cho một sốCBHC có biểu hiện suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tình trạng suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng” [55, tr.61]. Bên cạnh đó: “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng về rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên chưa thực sự tích cực, đồng bộ, thường xuyên, một số nơi thực hiện chưa nghiêm túc” [55, tr.193]. Thực tiễn trên sẽ có những tác động to lớn đến nhận thức chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống, gây nên những băn khoăn, lo lắng, trở thành những cản trở đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, trong đó có CBHC trung đồn. Mặt trái kinh tế thị trường đang làm cho chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy và phát triển tác động xấu đến toàn xã hội, tác động đến việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, quan hệ, ứng xử của đội ngũ CBHC trung đoàn.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã nhấn mạnh:

Thời gian tới cũng là giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở

trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hịa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau. Tình hình đó tác động mạnh mẽ, tồn diện, sâu sắc đến cơng tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ [12, tr.31-32]. Đây là yếu tố rất quan trọng tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn hiện nay. Do đó, chủ thể và các lực lượng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đồn cần nhận thức, phân tích, qn triệt cụ thể, đầy đủ, kịp thời và có định hướng tốt trong q trình tiến hành các khâu, các bước xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn hiện nay.

Ba là, sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; yêu cầu xây dựng quân

đội và nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong thời kỳ mới, tác động đến chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đồn.

Những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước hiện nay, đặc biệt âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hịa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nhằm chống phá cách mạng nước ta với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc như: Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; gieo rắc tư tưởng hoài nghi, đi đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận chế độ XHCN, phủ nhận thành quả của cách mạng Việt Nam. Về kinh tế, các thế lực thù địch tăng cường chi phối đầu tư, gây sức ép, khuyến khích tư bản nước ngồi tập trung đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân TBCN, nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường của nước ta đi chệch hướng XHCN. Về văn hóa, xã hội, chúng ra sức truyền bá văn hóa, đạo đức, lối sống tư sản, phát tán những ấn phẩm văn hóa xấu độc, đồi trụy, kích động lối sống thực dụng, ích kỷ, hưởng thụ, làm xói mịn đạo đức truyền thống, làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc; nhen nhóm tập hợp lực lượng, liên kết các tổ chức phản động lưu vong, kích động nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người, tơn giáo địi tự do tín ngưỡng, tự do tơn giáo, khoét sâu mâu thuẫn trong các tầng lớp dân cư, tạo ra biến cố chính trị. Đối với quân đội, chúng thực hiện âm mưu "phi

chính trị hóa" qn đội nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm

cho quân đội mất phương hướng chính trị và mục tiêu chiến đấu, hịng vơ hiệu hóa qn đội. Tình hình trên đặt ra nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của

quân đội ta trong giai đoạn mới là hết sức nặng nề và có nhiều nội dung mới. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định:

Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ cơng cuộc đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội" [55, tr.147-148].

Như vậy, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN trong giai đoạn mới có bước phát triển cả về yêu cầu, phạm vi và tính chất. Để bảo đảm cho quân đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh mà Đảng đã xác định, quân đội phải tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) "Về chiến lược lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới".Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, kết hợp chặt chẽ với các lực lượng để chủ động xử lý tốt các tình huống, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, đây là nhiệm vụ chính trị trung tâm, xuyên suốt của toàn quân, cũng như của mỗi đơn vị cơ sở. Kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách xử lý các tình huống phù hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Coi trọng tăng cường các biện pháp tác chiến, thực hiện nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu và thường xuyên luyện tập phương án sẵn sàng chiến đấu ở các cấp. Quân đội phải tích cực tham gia xây dựng củng cố quốc phòng, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong chiến lược "diễn biến hịa bình"; ngăn chặn, phản bác những thơng tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, bảo đảm an ninh, an tồn thơng tin mạng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn

định để phát triển bền vững đất nước. Tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phịng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng địa bàn chiến lược. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước với giúp dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống, xóa đói, giảm nghèo, phịng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo. Đẩy mạnh các hoạt động "đền ơn, đáp nghĩa", làm tốt chính sách hậu phương quân đội. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương "Về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo"; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với thực hiện Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ". Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, ngân sách, sử dụng hiệu quả nguồn thu, giữ vững ổn định đời sống bộ đội. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sản xuất, phát triển kinh tế của quân đội trong thời kỳ mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội. Để bảo đảm cho quân đội hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, qn đội phải tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp lên một bước mới, bảo đảm đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của quân đội. Do đó, phải tiếp tục xây dựng quân đội theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân" [55, tr.149]. Tình hình trên khơng chỉ tác động, chi phối đến nhận thức chính trị, tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ, đến xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh về mọi mặt, mà còn chi phối trực tiếp đến công tác bảo đảm hậu cần cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, CBHC trung đồn nói riêng. Cấp ủy, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, các cơ quan chức năng trong toàn quân, nhất là cấp ủy, cán bộ chủ trì trung

đồn phải thực sự quan tâm và có bước đi, biện pháp phù hợp trong xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn. Sự phát triển của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong những năm tới đặt ra những yêu cầu mới về bảo đảm hậu cần cấp trung đoàn đa dạng hơn, phức tạp hơn, đòi hỏi lực lượng hậu cần phải trực tiếp bảo đảm kịp thời, đầy đủ các phương tiện, vật chất hậu cần cho nhiều nhiệm vụ, như: Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; chủ động đổi mới công tác bảo đảm vật chất hậu cần phù hợp với phương thức bảo đảm hậu cần của quân đội hiện nay và sự phát triển của kinh tế địa phương nơi đóng quân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, ngân sách, sử dụng hiệu quả nguồn thu, giữ vững ổn định và cải thiện đời sống bộ đội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu cơng tác hậu cần quân đội đến

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w