Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. (Trang 139 - 145)

- “Người cán bộ hậu cần trong giai đoạn cách mạng mới” của Nguyễn

4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn

trung đoàn

Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ hậu cần các cấp tại

Học viện Hậu cần.

Học viện Hậu cần (HVHC) là trung tâm đào tạo cán bộ hậu cần các cấp cho Quân đội và Bộ Công an. Đối tượng đào tạo của Học viện đa dạng, từ nhân viên chuyên môn kỹ thuật hậu cần đến cán bộ hậu cần cấp phân đội, cấp chiến thuật, chiến dịch, với 6 chuyên ngành đào tạo: Chỉ huy tham mưu hậu

cần; Quân nhu; Vận tải, Xăng dầu; Doanh trại; Tài chính. Nhiệm vụ xây dựng quân đội, xây dựng ngành Hậu cần quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đặc biệt yêu cầu nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác đào tạo đội ngũ CBHC các cấp của HVHC. Công tác đào tạo CBHC ở HVHC vừa phải thỏa mãn nhu cầu theo tiêu chuẩn chức danh, vừa phải bảo đảm mục đích sử dụng CBHC. Quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, bảo đảm hiệu quả và thiết thực, hướng tới phát triển tư duy khoa học, nhạy cảm, khả năng phát hiện, xây dựng và giải quyết vấn đề khoa học của CBHC ngay trong quá trình đào tạo. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết 86-NQ/ĐUQSTW về; Nghị quyết số 29- NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về "Đổi mới căn bản tồn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế".

Xác định đúng mơ hình, mục tiêu, u cầu đào tạo cán bộ làm cơ sở để xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo của Học viện Hậu cần. Mơ hình, mục tiêu, u cầu đào tạo cán bộ của HVHC phải có cả "đức" và "tài" theo tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu, yêu cầu đó cần được quán triệt sâu sắc trong xây dựng chương trình, nội dung, hình thức đào tạo tại HVHC. Mục tiêu, yêu cầu đào tạo đội ngũ CBHC đòi hỏiphải trang bị cho người học những kiến thức, tri thức lý luận cơ bản, toàn diện, chuyên sâu và phương pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn, đồng thời đặt ra yêu cầu rèn luyện toàn diện, đặc biệt là về phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác khoa học của CBHC. Đảm bảo để học viên khi tốt nghiệp ra trường có trình độ, kiến thức, chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hành cơng tác hậu cần, hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. Xác định rõ mơ hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo đối với từng đối tượng cụ thể. Đối với đối tượng đào tạo cán bộ hậu cần cấp phân đội tốt nghiệp ra trường phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt; có mặt bằng kiến thức trình độ đại học; có kiến thức quân sự chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ chuyên môn vững, năng lực tư duy và thực hiện nhiệm vụ theo chức trách ban đầu

khá, có khả năng phát triển tốt. Đối với CBHC cấp chiến thuật, chiến dịch, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có kiến thức chuyên sâu về chun ngành hậu cần, có trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, sáng tạo, có tư duy độc lập và năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy giải quyết các vấn đề thực tiễn theo cương vị, chức trách đảm nhiệm.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo của HVHC. Chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo, bảo đảm nội dung thiết thực, phù hợp với từng bậc học, cấp học, ngành học và đối tượng đào tạo.Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.HVHCphải thường xuyên coi trọng đổi mới, hồn thiện chương trình, nội dung đào tạo, kết hợp tốt giữa các loại hình đào tạo, gắn đào tạo theo chức vụ với đào tạo nâng cao trình độ học vấn cho các đối tượng, trong đó lấy chương trình đào tạo CBHC cấp phân đội, trình độ đại học làm cơ sở để xây dựng các chương trình khác. Bảo đảm tính cơ bản, chuyên sâu, bồi dưỡng, trang bị phẩm chất, năng lực toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp, tác phong công tác, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

Tiếp tục đổi mới, hồn thiện và chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo ở tất cả các bậc học. Đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo phải dựa vào tiêu chuẩn chức danh CBHC, bảo đảm cân đối khối lượng kiến thức tương ứng giữa đào tạo cán bộ chỉ huy, quản lý và đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hậu cần, thể hiện được tính liên thơng giữa các cấp đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học); xây dựng được chương trình khung và chương trình mơn học cho các loại hình đào tạo chính quy dài hạn, đào tạo ngắn và đào tạo tại chức, đảm bảo mặt bằng học vấn tương ứng với các nhóm ngành đào tạo. Quán triệt chủ trương: “Tích cực đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cho các đối tượng, chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Xây dựng và hồn thiện nội dung, chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, bảo đảm tính kế thừa và liên thơng giữa các bậc

học” [71, tr. 8]. Hồn thiện nội dung, chương trình đào tạo phải bảo đảm cơ bản toàn diện và chuyên sâu nhằm hình thành ở người học những phẩm chất, năng lực cần thiết cho thực hiện chức trách sau này. Đội ngũ CBHC phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, chính quy, được nghiên cứu, học tập theo chương trình chuẩn. Nội dung đào tạo phải toàn diện cả về qn sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật, ngoại ngữ, tin học..., đặc biệt kiến thức chuyên ngành hậu cần phải bảo đảm đạt được cấp độ sâu sắc về lý luận, có tính thực tiễn phong phú, có các chủ đề hướng dẫn thực hành sát thực tiễn để rèn luyện tốt chuyên môn hậu cần và phát triển tư duy chiến lược, tư duy lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và tổ chức các hoạt động bảo đảm hậu cần. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ sinh học, cơ khí, điện tử, xây dựng… vào các nội dung đào tạo của HVHC.

Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, xây dựng hệ thống chương trình đào tạo theo hướng tinh gọn, thiết thực, chuẩn hóa, hiện đại hóa, liên thơng giữa các bậc học, phù hợp với các quy định hiện hành và mặt bằng chung của hệ thống giáo dục quốc dân, đặc thù quân đội. Thống nhất khối lượng kiến thức và tỉ lệ giữa các khối kiến thức của từng đối tượng; giảm lý thuyết, tăng thời gian thực hành, thực tập cuối khóa để vận dụng kiến thức trong thực tiễn, đúng định hướng, mục tiêu của từng bậc học. Điều chỉnh, loại bỏ những nội dung, học phần đã lạc hậu, không thiết thực hoặc trùng lặp, chồng chéo giữa các bậc học. Bổ sung những nội dung, học phần cập nhật sự phát triển về kinh tế - xã hội; khoa học công nghệ, nghệ thuật quân sự và của ngành Hậu cần quân đội theo hướng bồi dưỡng, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, bảo đảm cho học viên tốt nghiệp ra trường hoàn thành được chức trách, nhiệm vụ và có khả năng phát triển.

Đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo của HVHC.Cần “Đẩy mạnh dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm, sát thực tế, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tư duy, kỹ năng thực hành cho người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” [71,15]. Tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tiễn và năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; tổ chức các buổi giảng mẫu về

phương pháp; duy trì nền nếp, chế độ giảng rút kinh nghiệm về phương pháp. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các đề tài khoa học; xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh phương pháp giảng dạy các môn học. Tăng cường hoạt động của các câu lạc bộ học tập; bảo đảm đầy đủ, đồng bộ tài liệu học tập, tham khảo; biên soạn, sưu tầm, phổ biến các tài liệu giới thiệu về phương pháp dạy và học; tổ chức hội thảo, hội nghị rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực tư duy và phẩm chất người học. Kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả dạy và học ở các cấp học và trình độ đào tạo. Chủ động đổi mới phương pháp dạy học gắn với quá trình đổi mới chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo. Chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho người học. Nhanh chóng tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại, khêu gợi, phát huy tính tích cực suy nghĩ, tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Từng bước cải tiến, hiện đại hóa các phương tiện dạy học phù hợp với điều kiện của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.Ứng dụng cơng nghệ thông tin và khoa học công nghệ hậu cần hiện đại vào quá trình dạy học. Bảo đảm tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học. Đảm bảo hệ thống tài liệu, giáo trình đa dạng, tăng cường trang bị và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu, máy camera, giảng đường chuyên dùng, thao trường bãi tập, cơng nghệ 3D... cùng với các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật mô phỏng, đổi mới hệ thống trang thiết bị, phương tiện dạy học và trang thiết bị chuyên ngành nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của HVHC.

Thứ hai là,nâng cao chất lượng bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ hậu

cần trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị

Bồi dưỡng cán bộ trong hoạt động thực tiễn là quá trình bổ sung, phát triển trình độ nghề nghiệp chun mơn và phẩm chất, năng lực hoạt động thực tiễn của CBHC, được diễn ra thường xuyên ở các đơn vị.

Bồi dưỡng CBHC trung đoàn trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị là sự nối tiếp q trình đào tạo tại trường, có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng cán bộ, giúp cho đội ngũ CBHC trung đồn nhanh chóng trưởng thành, sớm khẳng định được mình và vươn lên đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị được giao. Đối với mỗi CBHC trung đoàn thời gian học tập ở các học viện, nhà trường rất ngắn so với toàn bộ thời gian công tác của họ, những kiến thức được trang bị ở các học viện, nhà trường mặc dù rất "cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu" đảm bảo cho họ đảm đương được nhiệm vụ trước mắt, nhưng về lâu dài, để tiến bộ và phát triển CBHC trung đoàn cần phải tiếp tục được bồi dưỡng trong thực tiễn công tác. Cần tạo điều kiện thuận lợi để CBHC trung đoàn vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học tại trường vào quá trình hoạt động thực tiễn thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần. Thường xuyên xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tại chức để nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ CBHC. Duy trì có nền nếp những nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng tại chức, chú trọng bồi dưỡng thông qua giao nhiệm vụ trong hoạt động thực tiễn. Cách thức tổ chức bồi dưỡng tại chức cần được triển khai linh hoạt, sáng tạo thông qua các đợt học tập, nghiên cứu những vấn đề mới về lý luận chính trị; đường lối, quan điểm của Đảng và tổ chức tập huấn theo những vấn đề chính trị, qn sự, chun mơn nghiệp vụ. Tổ chức tốt việc cấp trên bồi dưỡng cấp dưới; cán bộ có kinh nghiệm bồi dưỡng cho cán bộ trẻ.Chú trọng công tác tổng kết và phổ biến kinh nghiệm các mặt công tác chuyên môn.

Các trung đồn căn cứ vào chương trình giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan do cấp trên quy định, thực trạng chất lượng CBHC trung đoàn để xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng sát hợp với từng đối tượng, nội dung bồi dưỡng phải toàn diện cả đức và tài. Kết hợp bồi dưỡng kiến thức, năng lực thực hành, phương pháp công tác với bồi dưỡng lập trường, quan điểm, thái độ, động cơ phấn đấu, xây dựng tình cảm, trách nhiệm đối với chức trách, nhiệm vụ được giao, nâng cao được năng lực công tác của mỗi CBHC. Thực hiện nội dung biện pháp: yếu mặt nào bồi dưỡng mặt đó. Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức bồi dưỡng cán bộ như: Gửi đi bồi

dưỡng ở các trường (sĩ quan, các học viện), các lớp tập huấn do cấp trên mở (quân khu; quân đoàn; quân, binh chủng), tập huấn hoặc bổ túc thêm ở các trường bên ngoài quân đội, trung đoàn đề nghị cấp trên mở các lớp bồi dưỡng tại chức.

Thực hiện tốt việc phân cấp trong bồi dưỡng đội ngũ CBHC. Những nội dung bồi dưỡng về năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hành chính, quân sự, kinh nghiệm tổ chức, chỉ huy cơng tác hậu cần thì có thể tiến hành bồi dưỡng tại trung đồn. Bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ hậu cần do cơ quan hậu cần sư đoàn hoặc quân khu, quân đoàn, quân, binh chủng tổ chức. Tổ chức diễn tập hậu cần các cấp theo các tình huống cụ thể để đưa CBHC trung đoàn vào hoạt động thực tiễn huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng của đơn vị; thường xuyên tổ chức các đợt tham quan các đơn vị điểm về cơng tác bảo đảm hậu cần cho CBHC trung đồn học tập kinh nghiệm.Phát huy vai trò của người chỉ huy, CBHC cấp trên trong bồi dưỡng cán bộ hậu cần trong thực tiễn. Phân công cụ thể, xây dựng kế hoạch, thực hiện tốt chế độ, nền nếp tiếp xúc, bồi dưỡng của cấp trên với CBHC cấp dưới; vận động mọi CBHC phát huy vai trị chủ động, tích cực khai thác, sưu tầm các nguồn tài liệu để nghiên cứu, học tập. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tại chức tạo điều kiện để CBHC trung đồn có điều kiện học, rèn nâng cao trình độ, năng lực.

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay. (Trang 139 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w