- RRĐ giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Tuần 29 Tiết 28 SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC A/Mục tiêu:
A/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
+ Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. + Vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản.
2/ Kĩ năng: Biết khai thác bảng ghi kết quả TN, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết.
3/ Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ. B/ Chuẩn bị:
GV: 1 giá đỡ TN, 2 kẹp vạn năng, 1 nhiệt kế chia độ tới 1000C, 1 đèn cồn, 1 kiềng và 1 lưới đốt, 1 cốc đốt, 1 ống nghiệm và 1 que khuấy đặt bên trong, băng phiến tán nhỏ, hình phóng to bảng 24.1, 1 bảng phụ có kẻ ô vuông
C/ Phương pháp dạy học: + PPDH thí nghiệm + PPDH theo nhóm D/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
Gọi HS đọc phần mở bài như SGK.→ Đặt vấn đề: Việc đúc tượng đồng có liên quan đến hiện tượng Vật lý nào? →Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Giới thiệu TN về sự nóng chảy: - GV lắp ráp TN về sự nóng chảy của băng phiến trên bàn GV và giới thiệu chức năng của từng dụng cụ dùng trong TN.
- GV giới thiệu cách làm TN
- Treo bảng 24.1 nêu cách theo dõi để ghi lại được kết quả nhiệt độ và trạng thái của băng phiến.
Hoạt động 3: Phân tích kết quả TN:
- GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng phụ có kẻ ô vuông dựa vào số liệu trên bảng 24.1. Hướng dẫn tỉ mỉ:
+ Cách vẽ các trục, xác định trục thời gian, trục nhiệt độ .
+ Cách biểu diễn giá trị trên các trục. Trục thời gian bắt đầu từ phút 0, còn trục nhiệt độ bắt đầu từ nhiệt độ 600C .
+ Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị . + GV làm mẫu 3 điểm đầu tiên tương ứng với các phút 0, thứ 1, thứ 2 trên bảng.
I/ Sự nóng chảy:Sự chuyển từ thể rắn sang
thể lỏng gọi là sự nóng chảy .
- Theo dõi cách lắp ráp và tiến hành TN dưới sự hướng dẫn của GV.
- Chú ý cách theo dõi để ghi kết quả TN để vận dụng cho việc phân tích kết quả TN.