1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
1.2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam (phân theo loại hình sở hữu) và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
1.2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Từ góc độ nhân tố sản xuất, hiệu quả đầu tư của
doanh nghiệp bao gồm hiệu quả vốn vật chất, hiệu quả vốn con người, và hiệu quả công nghệ. Nhiều năm qua, Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào việc tăng vốn đầu tư, cụ thể là tăng vốn vật chất, nhưng nguồn lực vốn đầu tư cịn khan hiếm. Trong bối cảnh đó, luận án sẽ tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dưới góc độ vốn vật chất mà khơng nghiên cứu hiệu quả đầu tư ở góc độ vốn con
người và công nghệ. Vốn vật chất được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn vay, được đầu tư vào tài sản cố định hàng năm và có thể được bổ sung khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư làm tăng giá trị tài sản cố định. Và, tổng vốn đầu tư của
doanh nghiệp chính là tích lũy vốn tài sản cố định, hay cịn gọi là vốn tích lũy.
Dưới góc độ nghiên cứu chuyên ngành về Kinh tế phát triển, nghiên cứu sinh xem xét đánh giá hiệu quả vốn đầu tư trên cả hai khía cạnh: vĩ mơ và vi mơ. Theo đó, trên khía cạnh vĩ mơ, hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của các khối doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Ở khía cạnh vi mơ, các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để so sánh hiệu quả đầu tư giữa các khu vực doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu, theo quy mơ, và theo ngành.
Luận án sẽ đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dựa trên việc so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả theo thời gian và giữa các loại hình doanh nghiệp phân theo sở hữu.
+ Phạm vi về doanh nghiệp: Đối tượng trong nghiên cứu của Luận án là
các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp theo 3 khu vực kinh tế gồm: DNNN, DNTN và DN FDI. Theo đó, DNNN là những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp cổ phần từ 51% vốn nhà nước; DNTN là các công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần khơng có vốn nhà nước, và cơng ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 51%; DN FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Xét theo ngành, Luận án tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong các ngành cơng nghiệp khai khống, cơng nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản, và ngành dịch vụ khác (bao gồm cả ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ điện, nước và ngành xử lý chất thải). Cũng như các
nghiên cứu đã có, Luận án khơng xem xét đánh giá hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động cơng ích (hoạt động với hiệu quả kinh tế - xã hội là mục tiêu chính), doanh nghiệp trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (do kết quả hoạt động đầu tư phụ thuộc nhiều vào thời tiết) và doanh nghiệp ngành tài chính – ngân hàng (do có những khác biệt về số liệu thống kê thu thập được).
Để xác định quy mô của doanh nghiệp, căn cứ theo Nghị định 56/2009/NĐ- CP của Chính phủ, Luận án dựa vào tiêu chí lao động để xác định quy mơ của doanh nghiệp. Theo đó, những doanh nghiệp có 10 lao động trở xuống là doanh nghiệp siêu nhỏ; đối với ngành công nghiệp và xây dựng: doanh nghiệp có từ trên 10 đến 200 lao động là doanh nghiệp nhỏ, có từ trên 200 đến 300 lao động là doanh nghiệp vừa và trên 300 lao động là doanh nghiệp lớn; đối với ngành dịch vụ: từ trên 10 đến 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ, từ trên 50 đến 100 lao động là doanh nghiệp vừa và trên 100 lao động là doanh nghiệp lớn. Do tính ít tin cậy từ số liệu tài chính của các doanh nghiệp siêu nhỏ, Luận án không nghiên cứu hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp siêu nhỏ trong giai đoạn 2005-2019.
+ Phạm vi về thời gian: từ năm 2005-2019 (số liệu điều tra trong giai đoạn 2006-2020).
+ Với các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội, Luận án đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam từ năm 2005-2019. Năm 2005 là năm đầu tiên được lựa chọn để bắt đầu nghiên cứu vì đây là năm mà Luật Doanh nghiệp 2004 có hiệu lực. Đồng thời, cũng là năm có hiệu lực của Luật Đầu tư 2004, đây là lần đầu tiên Việt Nam có Luật Đầu tư thống nhất, áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
+ Với mơ hình kinh tế lượng, Luận án sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2006-2020 với số liệu thu thập kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2019. Đây là bộ số liệu sơ
cấp có đầy đủ các thơng tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ngành hoạt động, địa bàn hoạt động, quy mô và loại hình sở hữu.
+ Phạm vi về khơng gian: các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.