1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.5. Giả thiết nghiên cứu
Dựa trên các cách tiếp cận nghiên cứu và để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án sẽ kiểm định các giả thiết nghiên cứu sau đây:
• H1: Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam tăng dần theo thời gian
• H2: Doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả đầu tư tốt hơn doanh nghiệp nhà nước
• H3: Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp
• H4: Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ có hiệu quả đầu tư thấp hơn doanh nghiệp có quy mơ vừa và lớn
• H5: Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tư nhân chịu áp lực của các khoản vay nợ
Giả thiết H1 và H2 được đưa ra dựa trên những đánh giá về thay đổi chính sách phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn từ 2005 đến nay. Theo đó, kể từ năm 2005, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới hàng năm đã tăng liên tục. Doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế. Thêm nữa, khu vực doanh nghiệp tư nhân ngày càng thể hiện khả năng thích nghi và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các ngành, nhiều doanh nghiệp trở thành các nhà xuất khẩu lớn và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
giá về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Các nghiên cứu đã có đều chỉ ra rằng, quy mơ doanh nghiệp tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả đầu tư nói riêng của doanh nghiệp. Đó là do những lợi thế về vốn dài hạn, và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Ngành cơng nghiệp thường có năng suất lao động cao hơn so với các ngành khác và do đó hiệu quả cũng thường cao hơn.
Đối với việc tiếp cận tín dụng, các doanh nghiệp tư nhân thường gặp nhiều khó khăn hơn so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI do những bất lợi về quy mô doanh nghiệp (so với doanh nghiệp FDI) và sự ưu đãi mềm (so với doanh nghiệp nhà nước). Đa phần doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam có quy mơ nhỏ và vừa nên thường thiếu tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Thêm nữa phần lớn doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên khơng có khả năng huy động vốn từ kênh tài chính này.
Các giả thiết nghiên cứu sẽ được kiểm định bằng phương pháp hồi quy mơ hình kinh tế lượng.
Tóm tắt Chương 1:
Chương 1 đã trình bày tổng quan các nghiên cứu đã có ở trong và ngồi nước về đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp và các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, ở cấp độ vĩ mô, việc đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp thường gắn với việc so sánh hiệu quả đầu tư của các khu vực doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu. Các nghiên cứu quốc tế và trong nước đều chỉ ra rằng, doanh nghiệp khu vực tư nhân có hiệu quả đầu tư tốt hơn doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư thường tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, được đo bằng số lao động có việc làm, hệ số lan tỏa đến các doanh nghiệp nội địa trong cùng ngành, cùng địa phương…
Các nghiên cứu đã có cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Theo đó, khơng chỉ các yếu tố từ mơi trường đầu tư (chính sách, năng lực thể chế…) và các yếu tố liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp (quy mơ, sở hữu, ngành…), mà chính kết quả đầu tư của kỳ trước cũng là động lực cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp (hệ số thống kê Q của Tobin)
Về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư, hầu hết các nghiên cứu đã có sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính để xem xét và đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Các nghiên cứu đã có cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp như môi trường kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, ngành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu kỳ trước …
Về phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư, cả phương pháp định tính và định lượng đều đã được sử dụng. Phương pháp định tính thường được đưa ra như là các đánh giá chuyên gia về hiệu quả đầu tư dưới góc độ kinh tế xã hội. Trong khi đó, phương pháp định lượng được sử dụng để ước lượng hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp thơng qua các chỉ tiêu tài chính.
Trong Chương1, Luận án cũng chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của Luận án. Đó là việc đánh giá hiệu quả đầu tư của toàn bộ khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam thay vì chỉ đánh giá hiệu quả đầu tư đơn lẻ của một khu vực doanh nghiệp. Đồng thời, Luận án cũng sử dụng dữ liệu mới nhất với chuỗi thời gian dài để đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.
Từ các giả thiết nghiên cứu, Luận án đã xây dựng khung phân tích chính bao gồm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư và các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của DN. Luận án sử dụng đồng thời cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng để nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP