Giới thiệu bài: Ghi đề 2 Các hoạt động

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 4 - TUẦN 7 (CKTKN) (Trang 26 - 28)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: Ghi đề 2 Các hoạt động

2. Các hoạt động

Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài

- GV dùng tranh, ảnh giới thiệu để hs nhận biết: + Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp của quê hương, đất nước

+ Tranh phong cảnh vẽ cảnh vật là chính

+ Cảnh vật tronh tranh thường là nhà cửa, phố phường, hàng cây, cánh đồng, đồi núi, biển cả …. - GV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không?

- HS theo dõi, quan sát.

+ Em đã được đi tham quan, nghỉ ở đâu? Phong cảnh ở đó như thế nào?

+ Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích? + Em chọn phong cảnh nào để vẽ tranh?

Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh

- GV giới thiệu cho HS biết hai cách vẽ tranh phong cảnh:

+ Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp.

+ Vẽ bằng cánh nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát.

- GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ.

Hoạt động 3: Thực hành

- GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn bổ sung.

Hoạt động 4: Nhận xét ,đánh giá

- GV chọn một số bài điển hình có ưu điểm và nhược điểm rõ nét để nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò

+ Hình ảnh chính trong tranh hong cảnh quê hương là gì?

- Nhận xét tiết học.

- Quan sát các con vật quen thuộc.

- HS chú ý.

- HS thực hành vẽ.

- HS trình bày sản phẩm, cả lớp nhận xét.

+ Cảnh vật là chính.

Ngày soạn: Ngày 12/10/2010 Ngày dạy : Thứ 6 ngày 15/10/2010

TOÁN

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNGI. YÊU CẦU I. YÊU CẦU

- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.

- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chắt kết hợp của phép cộng trong thưch hành tính.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi học tập và thực hành toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp kẻ sẵn bảng có nội dung như sau:

a b c (a + b) + c a + (b + c)

5 4 6

35 15 20

28 49 51

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2a, b.

- Lớp làm bảng con: Tính giá trị của biểu thức của a + b + c nếu:

a = 14, b = 25, c = 32

- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Giới thiệu tính chất kết hợp của

phép cộng

- GV treo bảng số như phần bài học ở SGK.

- GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.

+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + ( b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6 ?

- Y/c HS so sánh giá trị của biểu thức còn lại.

+ Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + ( b + c) ?

- Vậy ta có thể viết (GV ghi bảng): (a + b) + c = a + (b + c)

- (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.

* Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) + c.

* Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 4 - TUẦN 7 (CKTKN) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w