THỜI GIAN SỐNG THÊM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ TC và tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn liên quan đến ung thư lưỡi giai đoạn III IV (m0) (Trang 70)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. THỜI GIAN SỐNG THÊM

Sống thêm tồn bộ

Biểu đờ 3.1. Đờ thị sớng thêm toàn bộ

Bảng 3.23. Bảng sống thêm toàn bộ 1 năm, 2 năm, 3năm, 4 năm, 5 năm

Thời gian sống thêm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm

Tỷ lệ % 78,4 60,2 46,5 37,2 24,1

Nhận xét:Tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt 24,1%. Thời gian sống trung bình 36,48 ± 2,23 tháng

3.4. TỶ LỆ BỘC LỘ CÁC DẤU ẤN P53, EGFR, HER2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN SỐNG THÊM

3.4.1. Tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53, EGFR, Her2 Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn EGFR

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn EGFR Nhận xét: Tỷ lệ bộc lộ EGFR dương tính là 36,8%

Âm tính

62.3 Dương

tính

Mối liên quan tình trạng bộc lộ EGFR với các đặc điểm bệnh học

Bảng 3.24. Mới liên quan tình trạng bộc lộ EGFR với các đặc điểm bệnh học

Chỉ số Dương tính (BN) Âm tính (BN) Tổng (BN) Giá trị p

Tuổi ≤ 50 21 34 55 P = 0,776 OR = 1,11 CI 95% 0,53-2,31 > 50 25 45 70 Giới Nam 38 60 98 P = 0,383 OR = 1,50 CI 95% 0,60-3,77 Nữ 8 19 27 T T2,3 14 39 53 p = 0,039 OR = 0,44 CI 95% 0,21-0,97 T4 32 40 72 N Dương tính 23 36 59 p = 0,632 OR = 1,19 CI 95% 0,58-2,47 Âm tính 23 43 66 Giai đoạn III 9 28 37 p = 0,049 IV (M0) 37 51 88 Độ mô học I 9 10 19 p = 0,216 II 30 47 77 III 7 22 29 Tình trạng đáp ứng Có ĐƯ 25 48 73 p = 0,483 Không ĐƯ 21 31 52 Nhận xét:

- Có mối tương quan giữa tình trạng bộc lộ EGFR và giai đoạn T, giai

- Không có mối tương quan giữa giữa tình trạng bộc lộ EGFR và tuổi,

giới, tình trạng di căn hạch, độ mơ học, tình trạng đáp ứng

Tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn Her2

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn Her2 Nhận xét: Tỷ lệ bộc lộ Her2 dương tính là 4,8%

Mối liên quan tình trạng bộc lộ Her2 với các đặc điểm bệnh học

Bảng 3.25. Mới liên quan tình trạng bộc lộ Her2 với các đặc điểm bệnh học

Chỉ số Dương tính (BN) Âm tính (BN) Tổng (BN) Giá trị p

Tuổi ≤ 50 4 51 55 p = 0,252 OR = 2,67 CI 95% 0,47-15,13 > 50 2 68 70 Giới Nam 6 92 98 p = 0,188 OR = 0,94 CI 95% 0,89-0,99 Nữ 0 27 27 T T2,3 2 51 53 p = 0,645 OR = 0,67 CI 95% 0,12-3,78 T4 4 68 72 N Dương tính 6 60 66 p = 0,018 OR = 1,1 CI 95% 1,02-1,19 Âm tính 0 59 59 Âm tính 95,2 Dương tính 4,8

Chỉ số Dương tính (BN) Âm tính (BN) Tổng (BN) Giá trị p Giai đoạn III 0 37 37 p = 0,104 IV (M0) 6 82 88 Độ mô học I 0 19 19 p = 0,459 II 5 72 77 III 1 28 29 Tình trạng đáp ứng Có ĐƯ 4 69 73 p = 0,674 Không ĐƯ 2 50 52 Nhận xét:

- Có mối tương quan giữa tình trạng bộc lộ Her2 và tình trạng di căn

hạch N

-Không có mối tương quan giữa giữa tình trạng bộc lộ Her2 và tuổi, giới, giai đoạn T, giai đoạn bệnh, độ mơ học, tình trạng đáp ứng.

Tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn p53 Nhận xét: Tỷ lệ bộc lộ p53 dương tính là 33,6%

Âm tính

66.4 Dương

tính 33.6

Mối liên quan tình trạng bộc lộ p53 với các đặc điểm bệnh học

Bảng 3.26. Mới liên quan tình trạng bộc lộ p53 với các đặc điểm bệnh học

Chỉ số Dương tính (BN) Âm tính (BN) Tổng (BN) Giá trị p

Tuổi ≤ 50 24 31 55 p = 0,035 OR = 2,24 CI 95% 1,05-4,76 > 50 18 52 70 Giới Nam 30 68 98 p = 0,178 OR = 0,55 CI 95% 0,23-1,32 Nữ 12 15 27 T T2,3 18 35 53 p = 0,941 OR = 1,03 CI 95% 0,49-2,18 T4 24 48 72 N Dương tính 19 40 59 p = 0,755 OR = 0,89 CI 95% 0,42-1,87 Âm tính 23 43 66 Giai đoạn III 10 27 37 p = 0,313 IV (M0) 32 56 88 Độ mô học I 8 11 19 p = 0,218 II 28 49 77 III 6 23 29 Tình trạng đáp ứng Có ĐƯ 27 46 73 p = 0,342 Không ĐƯ 15 37 52 Nhận xét:

- Khơng có mối tương quan giữa giữa tình trạng bộc lộ p53 và giới, giai

3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm

3.4.2.1. Sống thêm 5 năm theo T

Biểu đồ 3.5. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 năm theo T Bảng 3.27. Sống thêm 5 năm theo T

T2, T3 T4

Số bệnh nhân 53 72

Tỷ lệ sống thêm (%) 39,4 6,5

Thời gian sống trung bình 42,389 31,572

P = 0,025

Nhận xét:

Tỷ lệ sống thêm giữa nhóm giai đoạn T2 và T3 cao hơn so với giai đoạn T4, với tỷ lệ tương ứng là 39,4% và 6,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,025.

3.4.2.2. Sống thêm 5 năm theo N

Biểu đồ 3.6. Đồ thịsống thêm toàn bộ 5 năm theo N Bảng 3.28. Sống thêm 5 năm theo N

N0 N1,2,3

Số bệnh nhân 59 66

Tỷ lệ sống thêm (%) 35,1 10,0

Thời gian sống trung bình 45,38 28,64

P = 0,000

Nhận xét:

Tỷ lệ sống thêm giữa nhóm N0 cao hơn so với nhóm di căn hạch, với tỷ lệ tương ứng là 35,1% và 10,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.

3.4.2.3. Sống thêm 5 năm theo giai đoạn

Biểu đồ 3.7. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 năm theo giai đoạn Bảng 3.29. Sống thêm 5 năm theo giai đoạn

Giai đoạn III Giai đoạn IV

Số bệnh nhân 37 88

Tỷ lệ sống thêm (%) 48,1 7,9

Thời gian sống trung bình 47,37 31,17

P = 0,002

Nhận xét:

Giai đoạn III tỷ lệ sống thêm 5 năm là 48,1% cao hơn nhiều so với giai đoạn IV là 7,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002.

3.4.2.4. Sống thêm 5 năm theo phương pháp điều trị

Biểu đồ 3.8. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 năm theo phương pháp điều trị Bảng 3.30. Sống thêm 5 năm theo phương pháp điều trị

PT sau HC Hoá xạ trị sau HC

Số bệnh nhân 63 62

Tỷ lệ sống thêm (%) 44,4 29,0

Thời gian sống trung bình 43,32 30,03

P = 0,985

Nhận xét:

Tỷ lệ sống thêm của nhóm bệnh nhân được điều trị phẫu thuật sau hoá chất tân bổ trợ là 44,4%, của nhóm bệnh nhân được điều trị xạ trị kết hợp hoá chất sau hoá chất tân bổ trợ là 29,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,005.

3.4.2.4. Sống thêm 5 năm theo giới

Biểu đồ 3.9. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 năm theo giới Bảng 3.31. Sống thêm 5 năm theo giới

Nam Nữ

Số bệnh nhân 98 27

Tỷ lệ sống thêm (%) 22,0 28,2

Thời gian sống trung bình 36,80 35,44

P = 0,985

Nhận xét:

Tỷ lệ sống thêm của nam là 22,0%, của nữ là 28,2%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,985.

3.4.2.5. Sớng thêm 5 năm theo nhóm t̉i

Biểu đờ 3.10. Đờ thị sớng thêm toàn bộ 5 năm theo nhóm t̉i Bảng 3.32. Sớng thêm 5 năm theo nhóm t̉i

≤ 50 > 50

Số bệnh nhân 55 70

Tỷ lệ sống thêm (%) 23,2 24,1

Thời gian sống trung bình 37,4 35,6

P = 0,862

Nhận xét:

Chúng tôi chia thành 2 nhóm tuổi, ở nhóm ≤ 50 tuổi tỷ lệ sống thêm 5 năm là 23,2%, tỷ lệ này cũng tương đương ở nhóm > 50 tuổi là 24,1%.

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

3.4.2.6. Sống thêm 5 năm theo đáp ứng với điều trị hố chất tân bở trợ

Biểu đồ 3.11. Đồ thị sống thêm toàn bộ 5 năm theo đáp ứng sau 3 chu kỳ điều trị hố chất tân bở trợ

Bảng 3.33. Sống thêm 5 năm theo theo đáp ứng sau 3chu kỳ điều trị hố chất tân bở trợ

Đáp ứng Không đáp ứng

Số bệnh nhân 73 52

Tỷ lệ sống thêm (%) 36,7 11,6

Thời gian sống trung bình 42,6 29,1

P = 0,002

Nhận xét:

Chúng tơi tính sống thêm giữa nhóm có đáp ứng và khơng đáp ứng với điều trị hố chất tân bổ trợ. Nhóm đáp ứng có tỷ lệ sống thêm 5 năm là 36,7% cao hơn so với nhóm không đáp ứng (11,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002.

3.4.2.7. Mới liên quan tình trạng bộc lộ EGFR với thời gian sớng thêm

Biểu đờ 3.12. Sớng thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ EGFR Bảng 3.34. Sớng thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ EGFR

Dương tính Âm tính

Số bệnh nhân 46 79

Thời gian sống trung bình 29,1 40,2

P = 0,016

Nhận xét:

Thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR dương tính ngắn hơn thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,016.

3.4.2.8. Mới liên quan tình trạng bộc lộ Her2 với thời gian sống thêm

Biểu đồ 3.13. Sớng thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ Her2 Bảng 3.35. Sớng thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ Her2

Dương tính Âm tính

Số bệnh nhân 6 119

Thời gian sống trung bình 31,6 36,7

P = 0,739

Nhận xét:

Chưa thấy mối tương quan giữa tình trạng bộc bộ Her2 và thời gian sống thêm

3.4.2.9. Mới liên quan tình trạng bộc lộ p53 với thời gian sống thêm

Biểu đồ 3.14. Sớng thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ p53 Bảng 3.36. Sớng thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ p53

Dương tính Âm tính

Số bệnh nhân 42 83

Thời gian sống trung bình 39,8 34,7

P = 0,277

Nhận xét:

Chưa thấy mối tương quan giữa tình trạng bộc bộ p53 và thời gian sống thêm

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ BỆNH HỌC4.1.1. Tuổi, giới 4.1.1. Tuổi, giới

Trong bệnh ung thư nói chung và trong ung thư lưỡi nói riêng, tuổi mắc bệnh nói chung thường từ trên 40 tuổi. Theo bảng 3.1, trong nghiên cứu của chúng tơi có 95,6% số bệnh nhân trên 40 tuổi, trong đó nhóm tuổi gặp nhiều nhất từ 41-60 tuổi (76%), với hai nhóm tuổi đỉnh cao của bệnh là từ 41-50 (37,6%) và 51-60 tuổi (38,4%) (bảng 3.1). Bệnh nhân ít tuổi nhất là 24 tuổi, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 70 tuổi, tuổi trung bình là 52,5 ± 8,6 tuổi. Tỷ lệ mắc thấp hơn ở nhóm tuổi < 40 tuổi và > 60 tuổi. Kết quả này cũng tương tự các tác giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu của Fabio và cộng sự (2013) cho kết quả, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 41-60 tuổi, chiếm 46% trong tổng số 346 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Stefan và cộng sự (2013) đã báo cáo một số lượng lớn bệnh nhân ung thư khoang miệng ở Đức, kết quả cho thấy, trong tổng số 6.241 bệnh nhân ung thư lưỡi, có tới 2.116 bệnh nhân ở nhóm tuổi 55- 64, chiếm tới 49,1% [96]. Các tác giả Việt Nam cũng cho kết quả tương tự. Theo Lê Văn Quảng (2013), lứa tuổi trung bình là 49,7 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân trên 40 tuổi chiếm tới 83,8% [18]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tài năm 2018 nhóm tuổi >50 chiếm phần lớn (72,4%), trong đó đỉnh cao là độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi và tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 55,7±10,6 tuổi [97]. Nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương (2005) gồm 55 BN ung thư lưỡi giai đoạn III, IV cho kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi [98]. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi có khác biệt so với tác giả Daniella và cộng sự (2019), khi nghiên cứu 2.082 bênh nhân ung thư lưỡi tại Mỹ cho thấy tuổi

mắc bệnh trung bình là 62 tuổi, trong đó có 55% số bệnh nhân trên 60 tuổi [3]. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào nhóm bệnh nhân ở giai đoạn III, IV không phẫu thuật được ngay, có thể trạng tốt để điều trị hoá chất.

Trong tất cả các nghiên cứu về UTL đều cho thấy nam mắc nhiều hơn nữ, lý do có thể là do nam giới chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ gây UTL như hút thuốc, uống rượu,...Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam/nữ = 3,6/1, phù hợp với nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương tỷ lệ nam/nữ là 4,5/1 [98]. Nghiên cứu của Stefan (2013) tiến hành trên 6.241 bệnh nhân ung thư lưỡi, tỷ lệ nam/nữ là 2,88/1 [96]. Zhong và cộng sự (2013) cũng cho kết quả tương tự, với tỷ lệ nam/nữ là 2,32/1 [10]. Nghiên cứu khác ở được tiến hành ở Nhật Bản của tác giả Hitoshi trên 164 bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn không mổ được, chưa di căn xa, tỷ lệ nam/nữ cũng tương tự 2,21/1 [99]. Tuy nhiên khác so với tác giả trong nước Nguyễn Đức Lợi (1,4/1) [100], Nguyễn Quốc Bảo (1,17/1) [5]. Sở dĩ có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung ở giai đoạn III, IV (M0).

4.1.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện và lý do vào viện

Thời gian phát hiện bệnh là thời gian được tính từ lúc bệnh nhân tự phát hiện các dấu hiệu bất thường mà phải đi khám bệnh (tính từ lúc có triệu chứng đầu tiên khiến bệnh nhân phải chú ý tới bệnh đến lúc vào viện khám chẩn đoán xác định). Lưỡi là cơ quan nhai nuốt và chi phối bởi mạng lưới thần kinh phong phú, mặt khác có thể phát hiện các tổn thương tại lưỡi và khoang miệng qua chăm sóc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo bảng 3.2 tỷ lệ bệnh nhân đến viện trong 6 tháng đầu kể từ khi có triệu chứng đầu tiên là 80,8%. Các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự

như Lê Văn Quảng (2013), Nguyễn Văn Tài (2018), Nguyễn Đức Lợi (2002) với tỷ lệ bệnh nhân đến viện trong vòng 6 tháng đầu lần lượt là 81,2%; 70,1%; 78,6% [18],[97],[100]. Theo nghiên cứu của Shabbir Akhtar hầu hết bệnh nhân đến viện kể từ khi có triệu chứng ban đầu đến khi có chẩn đoán xác định là trong vịng 6 tháng đầu, thời gian trung bình là 6,5 tháng. Các dữ liệu trên một phần đã khẳng định rằng, ung thư lưỡi là bệnh phát triển tương đối nhanh vì tồn bộ đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở giai đoạn III, IV (M0), khi khối u đã lan rộng, chưa thể phẫu thuật được ngay mà có tới 80,8% số bệnh nhân mới có triệu chứng trong vòng 6 tháng cho tới khi nhập viện. Mặt khác, trong nghiên cứu của chúng tôi, có tới 6 bệnh nhân trên tổng số 125 bệnh nhân từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi vào viện đã trên 1 năm (chiếm tới 4,8%). Lý do có thể giải thích là từ khi có vết loét nhỏ ở lưỡi, bệnh nhân có phần chủ quan nghĩ là do viêm hay nhiệt miệng, chưa gây khó chịu nhiều nên không đi khám bệnh. Đôi khi, ung thư lưỡi phát triển từ những tổn thương tiền ung thư như bạch sản, hồng sản có thời gian diễn biến kéo dài và bệnh nhân không thấy khó chịu nhiều nên chưa đi khám kịp thời. Một mặt, có nhiều bệnh nhân ở tuyến dưới, một phần do một số bác sĩ chưa có kinh nghiệm, chưa nghĩ tới bệnh ung thư lưỡi nên cho bệnh nhân về theo dõi, điều trị nội khoa một thời gian, và sau đó khi phát hiện ra bệnh ung thư thì thường bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Lý do vào viện là triệu chứng cơ năng chính khiến người bệnh phải đi khám bệnh hoặc nhập viện điều trị. Nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước ghi nhận triệu chứng phát hiện u lưỡi và loét tại lưỡi là lý do chính khiến bệnh nhân ung thư lưỡi phải vào viện. Tác giả Nghiên cứu của Vũ Việt Anh, vào viện vì khối u ở lưỡi và loét ở lưỡi chiếm lần lượt là 53,2% và 34% [101]. Theo nghiên cứu của Trần Văn Công với lý do vào viện thường gặp là nổi

u ở lưỡi (28,1%) và vết loét tại lưỡi (42,9%) [102]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, lý do vào viện gặp nhiều nhất là nổi u lưỡi (32,0%), sau đó là đau tại u (24,8%).

Những dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện đầu tiên khiến bệnh nhân chú ý đến bệnh rất có giá trị để bệnh nhân có thể được phát hiện bệnh ở giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ TC và tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn liên quan đến ung thư lưỡi giai đoạn III IV (m0) (Trang 70)