Ngân sách chi phí lao động

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ (Trang 27 - 29)

Ngân sách chi phí lao động bao gồm ngân sách chi phí lao động trực tiếp và ngân sách lao động gián tiếp.

Để xác định được chi phí lao động, doanh nghiệp cần phải xác định được số lao động kì kế hoạch, và mức tiền lương ứng với từng loại lao động.

a. Phân loại lao động

Lao động trong doanh nghiệp dịch vụ vận tải đường bộ được chia thành: + Lao động là công nhân lái xe

+ Lao động là công nhân sửa chữa + Lao động để cho thuê

+ Lao động phục vụ chung b. Phương pháp xác định

Tùy theo loại hình và mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp: phương pháp khối lượng công tác kì kế hoạch, hay phương pháp định mức tổng hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm vận tải, hay phương pháp định biên.

Ở đây xin được phép giới thiệu phương pháp định biên và phương pháp định mức hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm:

*Phương pháp tính số công nhân theo phương pháp định biên: Công thức:

Nld = Ni x Akh Trong đó:

Nld: Số công nhân lái xe kì kế hoạch.

Ni: Hệ số sử dụng lao động cho từng mác xe. Akh: Số xe tham gia kì kế hoạch.

Sử dụng phương pháp này có ưu điểm là dễ tính toán và được xác định dựa trên kế hoạch sản lượng vận tải. Tuy nhiên, con số hệ số sử dụng lao động cho từng mác xe là con số cần được xác định một cách chính xác.

*Phương pháp định mức hao phí lao động cho một đơn vị sản lượng vận tải:

Công thức:

Nld = (Dt xNi)/Qt Trong đó:

Nld: Số lao động cần thiết kì kế hoạch

Dt: Định mức giờ công cho một đơn vị sản lượng vận tải Qt: Số giờ công làm việc của một lao động trong một năm

Sau khi dự tính được số lao động cho toàn kì kế hoạch, trên cở sở mức lương mà doanh nghiệp dự tính chi trả cho từng lao động theo từng loại, tổng hợp lại sẽ thiết lập được ngân sách chi phí lao động.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ (Trang 27 - 29)