Dự toán giá cả cung cấp dịch vụ là một trong những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành dịch vụ vận tải đường bộ. Giá cả được coi là chìa khoá thành công đầu tiên, đứng trên cả thương hiệu và chất lượng phục vụ. Đó là lí do tại sao mà ngày càng nhiều các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam, đặc biệt là taxi cạnh tranh nhau bằng cách đưa ra những mức giá rất hấp dẫn, giống như sự mọc lên rất nhiều hãng hàng không giá rẻ hiện nay.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ nhằm vào khách hàng sang trọng, cần thương hiệu mạnh thì giá cao lại là một trong những cách thức thể hiện khả năng của khách hàng.
Vì thế, giá cả đối với doanh nghiệp dịch vụ vận tải đường bộ, được lựa chọn chủ yếu vào mục tiêu mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Nếu doanh nghiệp muốn thắng ở phân khúc thị trường phổ biến với những khách hàng có nhu
cầu đơn giản là đi lại thì giá cạnh tranh là một mức giá cần phải tính đến. Mức giá này sẽ được xây dựng dựa trên việc đưa tất cả các chi phí vào giá, nhưng vẫn đảm bảo cạnh tranh được với đối thủ. Để tạo được mức giá này, ngân sách chi phí được dự toán là rất quan trọng. Ngân sách phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí để xác định một mức giá thấp nhất mà doanh nghiệp có thể.
Tuy nhiên, tại một doanh nghiệp mà mục tiêu đặt ra là chiếm lĩnh phân khúc thị trường của những khách hàng có nhu cầu cao về mác xe, về thương hiệu mạnh … thì mức giá không cần tính đến việc tối thiểu hoá chi phí. Ở đây giá cả lại không thành vấn đề miễn là doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và mong muốn khẳng định vị thế của khách hàng.