Tưởng tượng trong miêu tả rất quan trọng. Có tưởng tượng mới có hình ảnh hồn chỉnh về đối tượng miêu tả. Tưởng tượng như một sự hình dung về đối tượng mà ta nhắm mắt lại thì đối tượng sẽ hiện ra rõ nét hơn, cụ thể hơn, gần gũi với ta hơn. Từ tưởng tượng, học sinh sẽ cảm nhận được đối tượng miêu tả bằng tình cảm, tình yêu của mình, thấy được tầm quan trọng của đối tượng được tả đối với mình và cả những người xung quanh. Miêu tả gắn với tưởng tượng là cách bộc lộ cảm xúc, tình cảm khả năng cảm thụ cái đẹp của người viết văn miêu tả. Tưởng tượng làm cho đối tượng miêu tả hoàn thiện hơn, đẹp hơn, sống động và gần gũi với con người hơn.
Chính vì vậy người giáo viên cần giúp học sinh cách tưởng tượng:
+ Không trực tiếp quan sát, tập trung tất cả các giác quan vào đối tượng miêu tả.
+ Nhắm mắt, hình dung về đối tượng: hình ảnh, hoạt động của đối tượng, những ảnh hưởng, tác động của đối tượng đến sự vật xung quanh.
+ So sánh đối tượng được miêu tả với các đối tượng khác tương đồng. + Phân tích đánh giá cái hay, cái đẹp có ở đối tượng miêu tả.
+ Nhân hố hay tự nhiên hố một vài hình ảnh đặc sắc ở đối tượng.
+ Dự đoán trước khả năng và những điều tốt đẹp mà đối tượng có thể vươn tới. + Liên tưởng với những điều mình đã biết, đã nghe, đã đọc, cảm nhận về đối tượng từ trước tới nay.
+ Ghi chép lại những gì mà mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa vào bài viết.