BIỆN PHÁP THỨ BẨY: Giúp học sinh khai thác và sự dụng biện pháp nghệ thuật hợp lý trong văn miêu tả.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP GIÚP học SINH lớp 4 học tốt văn MIÊU tả năm học 2022 2023 (Trang 27 - 31)

nghệ thuật hợp lý trong văn miêu tả.

Trong quá trình làm bài Tập làm văn miêu tả, việc lựa chọn chi tiết để miêu tả là hết sức quan trọng. Nhưng khi chọn được chi tiết rồi mà để có bài văn hay, sinh động thì việc lựa chọn từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật để minh họa chi tiết đó thật nổi bật, thật có hồn và giàu hình ảnh là một việc làm khơng thể thiếu.

Chính vì vậy chúng ta cần phải coi việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong quá trình làm bài tập làm văn miêu tả là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Đề cập đến vấn đề này nhà văn Phạm Hổ viết: “ Tiêu chuẩn nghệ thuật đời

nào cũng giống nhau - nói ít mà gợi tả được nhiều là tiêu chuẩn cao nhất".

Trong văn miêu tả cũng vậy thôi. Tôi lưu ý học sinh đừng tả dài mà tìm hiểu và quan sát thật kĩ, nắm bắt cho được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái…mà tả, rồi bằng ngơn ngữ vẽ nó hiện lên trước mắt người đọc, gợi cho người ta cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình. Nguyễn Du tả mụ Tú Bà trong Truyện Kiều chỉ có 14 tiếng nhưng sinh động và thật làm sao: "

Thoắt trông nhờn nhợt màu da, ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao".Yếu tố tạo nên

chất lượng là các chi tiết “có góc cạnh, sinh động” thể hiện được “Cái thần, cái

- Chất lượng của bài miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra khơng cần nhiều nhưng phải dẫn đến cảm giác mãnh liệt nhất, dẫn đến những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt người đọc, khiến họ nhìn rất rõ và rất có ấn tượng. Đương nhiên cảm xúc mạnh đó, hình ảnh sắc nét đó phải thể hiện được lý tưởng thẫm mĩ cao đẹp của thời đại, phải hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ, nâng cao tâm hồn và nhân cách con người. Các chi tiết này có được do chất lượng của sự quan sát và cách chọn lọc chúng. Khi quan sát phải nhạy bén, phải cơng phu. Đó là sự phát hiện bằng các giác quan (mắt, tai, lưỡi, mũi, da…), bằng tâm hồn và cảm xúc của người viết, bằng tình yêu thiên nhiên, lồi vật. Người quan sát phải tìm ra những gì “ chân thật nhưng lại ít được chú ý”, những gì giúp người đọc “nhìn rất rõ và

rất có ấn tượng” các chi tiết có tính chất tạo hình.

Như vậy quá trình chọn chi tiết để tả thì người viết cịn phải biết cân nhắc, sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật có sức gợi tả mạnh liệt để thu hút người đọc , để làm nổi bật được chi tiết mà mình miêu tả.

Để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu này tôi thường sử dụng hệ thống bài tập sau (các dạng bài tập này tôi thường cho học sinh làm vào các tiết Tiếng Việt ở buổi 2 ). Các dạng bài tập này tôi đưa theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau đó yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hố, có dùng từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh ....

7.1. Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, biện pháp so sánh, nhân hóa để điền vào chỗ trống: điền vào chỗ trống:

Đó là việc u cầu học sinh tìm những từ láy, tính từ tuyệt đối, các biện pháp so sánh, nhân hóa để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn. Thông qua cách sử dụng các từ ngữ này học sinh biết diễn đạt các sự vật hiện tượng được miêu tả bằng nhiều cách khác nhau. Các từ cần điền có thể cho sẵn hoặc yêu cầu các em tự tìm ra.

Ví dụ 1 : Tìm những từ láy, tính từ gợi tả thích hợp để điền vào chỗ trống

a, Trên bầu trời xanh......, mấy cánh diều chao lượn, tiếng sáo diều........ b, Những sóng lúa….. nơ giỡn cùng gió.

c, Những con sóng hiền từ gối lưng lên nhau,…..mạn thuyền

Ví dụ 2: Điền những vế câu có những hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ

trống để mỗi dịng sau trở thành những câu văn sinh động: a. Mùa xuân lá bàng mới nhúm như …….

b. Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như…… c. Cành bàng trụi lá trông giống ……….. d. Tán bàng xòa ra giống như ………..

e. Mắt đen như............., miệng cười tươi như...................., tiếng nói sang sảnh như......................

Ví dụ 3: Tìm các từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái ...của con người điền

vào chỗ trống để câu văn được diễn tả bằng cách nhân hóa : a. Mấy con chim đang hót líu lo trên cành cây.

b. Vườn trường xanh um màu lá nhãn. c. Cổng trường sơn màu xanh.

7.2. Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, biện pháp so sánh, nhân hóa để thay thế các từ ngữ khác. thay thế các từ ngữ khác.

Khác với dạng bài tập 1, ở đây học sinh cần phải nắm được nghĩa các từ đã cho từ đó mới có thể tìm được từ thay thế để được các câu văn có hình ảnh và sinh động hơn. Sau đây là một số ví dụ minh họa.

Ví dụ 1: Cho các từ ngữ sau: Nhấp nhô, xanh biêng biếc, tấp nập, tung

tăng.Em hãy lựa chon các từ đó thay thế cho các từ in nghiêng trong các câu văn

sau để được các câu văn cụ thể, sinh động hơn ( dành cho HS trung bình, yếu) a. Mùa thu, con sơng q tơi nước rất xanh.

b. Những cánh cò trắng muốt bay trên cánh đồng lúa chín. c. Xa xa, những ngọn núi cao thấp, vài ngơi nhà thấp thống.

cho các từ in nghiêng trong các câu văn sau (dành cho HS khá, giỏi) a. Tôi nghe thấy tiếng những chú dế lao xao trên bãi cỏ.

b. Con chim trống vỗ cánh bay đi tìm mồi cho con giúp chim mái. c. Ánh nắng chiếu lên mái nhà và mảnh sân xinh xắn.

Ví dụ 3: Thay những từ gạch chân dưới đây bằng một từ láy để các câu sau

trở nên sinh động:

a. Những giọt sương đêm nằm trên cành lá.

b. Đêm trung thu, trăng sáng lắm. Dưới trăng, dịng sơng trơng như dát bạc. c. Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều.

d. Trên nền trời, những cánh cò đang bay.

Qua các ví dụ trên ngồi việc hiểu nghĩa của các từ in nghiêng học sinh còn phải nắm được cách sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để víết câu.

7.3. Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, các biện pháp so sánh, nhân hóa để viết câu . viết câu .

Ví dụ 1: Em hãy đặt câu có các từ sau: xanh tươi, xanh ngắt, xanh um, xanh non Ví dụ 2: Em hãy viết ba câu văn có hình ảnh nhân hố

a. Giọt nắng sớm. b. Cánh cổng trường. c. Lá cờ giữa sân trường.

d. Vườn trương xanh um cây lá.

Ví dụ 3: Em hãy viết lại câu sau để có hình ảnh so sánh:

a. Bác nông dân ấy khoẻ, nước da rám nắng.

b. Đường làng đẹp, những cây phượng đã nở hoa đỏ. c. Dịng sơng chảy quanh co qua làng.

Bên cạnh các dạng bài tập trên để giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của thơ văn từ đó biết vận dụng vào bài văn của mình tơi đã hướng dẫn các em một số dạng bài tập có tính chất phát hiện cái hay cái đẹp của văn thơ. Các

dạng bài tập này chủ yếu dành cho những em học sinh có chút năng khiếu văn, u thích học văn.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP GIÚP học SINH lớp 4 học tốt văn MIÊU tả năm học 2022 2023 (Trang 27 - 31)