1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HẸP VAN
1.7.2. Điện tâm đồ
Điện tâm đồ trong bệnh hẹp van ĐMP cũng không đặc hiệu mà chỉ là
gợi ý đánh giá mức độ hẹp nặng của hẹp van ĐMP. Khoảng 40 đến 50% bệnh
nhân hẹp van ĐMP nhẹ có điện tâm đồ bình thường. Trục phải nhẹ, biên độ
sóng R ở chuyển đạo trước tim hiếm khi cao quá 10 đến 15 mm. Dẫn truyền ở
thất phải thường chậm [4],[6],[43]. Một số nghiên cứu cho thấy chỉ có 4% bệnh nhân hẹp van ĐMP nhẹ có block nhánh phải hồn tồn [44]. Đặc biệt ở
trẻ nhỏ thì trục điện tim bình thường là trục phải và dày thất phải vì vậy càng
khó để nhận biết trục phải và dày thất phải này là do hẹp van ĐMP.
Có 90% bệnh nhân hẹp van ĐMP trung bình có hình ảnh điện tâm đồ
bất thường. Trục phải thường gặp với trục QRS dao động từ +900 đến +1300,
và tỷ số R/S ở chuyển đạo V1 thường lớn hơn 4/1 biên độ sóng R nhỏhơn 20
mm và khơng bao giờ lớn hơn 28 mm. Sóng T ở chuyển đạo trước tim bên phải dẹt gặp khoảng 50% các trường hợp [4],[6],[23],[43].
Bệnh nhân hẹp van ĐMP nặng: điện tâm đồ rất hiếm khi bình thường. Trục của QRS thường lớn hơn +1100 và giao động từ +1100 đến +1500. Các
chuyển đạo trước tim thường có dạng R, Rs hay QR. Tỷ số R/S ở chuyển đạo
V6 có thể thể < 1. Biên độ sóng R ở chuyển đạo trước tim bên phải (V1 và V2)
thường > 20 mm, và lớn hơn 28 đến 30 mm gặp ở 2/3 các trường hợp. Sóng T
dẹt hay đảo ngược ở chuyển đạo trước tim bên phải. Sóng P cao bất thường và
nhọn ở chuyển đạo DII và các chuyển đạo trước tim phải là dấu hiệu gợi ý nhĩ
phải lớn. Đặc biệt có thể QRS giãn rộng, block nhánh phải khơng hồn tồn hoặc hồn tồn khi thất phải giãn nhiều hoặc khi có hở van ĐMP phổi nhiều. Đơi khi có rối loạn nhịp kiểu vịng vào lại và cơn nhịp nhanh thất do suy chức năng thất phải và hởvan ĐMP [4],[6],[43],[45].