Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2 Chất lượng khối tiểu cầu và các yếu tố ảnh hưởng
1.2.3 Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng khối tiểu cầu
Nhiều tiến bộ công nghệ mới đã được áp dụng cho việc điều chế và bảo quản KTC. Các xét nghiệm sau là một hướng dẫn để đánh giá chất lượng
KTC, mặc dù nó có thể khơng khả thi hoặc khơng thích hợp để thực hiện
trước khi đánh giá lâm sàng.
Đánh giá hình thái học của tiểu cầu [59],[95],[109] và các chỉ tiêu sinh
hoá của khối tiểu cầu trong ống nghiệm: đối với tiểu cầu bảo quản các thử
nghiệm trong ống nghiệm của tiểu cầu thường không tương quan tốt với hiệu năng của tiểu cầu trong cơ thể. Tuy nhiên mức ATP, glucose, lactate của KTC cung cấp một số dấu hiệu hoạt động của TC [109],[110],[111]. Sự sụt giảm SLTC với gia tăng lactate dehydrogenase trong môi trường có thể được sử
dụng như một thước đo của phá vỡ tế bào. Độ pH của KTC trên 7,6 và dưới
6,2 vào cuối thời gian bảo quản tương quan với giảm chức năng của tiểu cầu trong cơ thể [109],[112].
Các marker để xác định tiểu cầu hoạt hoá, tiểu cầu hoạt hố có liên
quan đến biểu hiện kháng nguyên bề mặt GMP-140 (P-selectin, CD 62),
GPIIb/IIIa …[113],[114],[115],[116].
Chức năng tiểu cầu được đánh giá bằng độ ngưng tập tiểu cầu với
Định lượng vi hạt: vai trò của vi hạt chưa rõ ràng nhưng chúng có thể
tham gia huyết khối và/hoặc phản ứng miễn dịch chống tiểu cầu, định lượng chúng sẽ có giá trị cho đánh giá tiểu cầu [118].
- Tỷ lệ sống của tiểu cầu trong tuần hoàn: kéo dài thời gian lưu hành của tiểu cầu trong cơ thể, được thực hiện như một dấu hiệu của tiểu cầu không bị hư hại chức năng. Kiểm tra thời gian lưu hành của tiểu cầu trong cơ thể bằng cách đánh dấu đồng vị phóng xạ ví dụ Cr151 [119].
- Hiệu quả cầm máu trên lâm sàng: hiệu quả của truyền tiểu cầu trong cơ thể được chứng minh là rất khó khăn để xác định. Trước đây thời gian máu chảy được coi như là một thử nghiệm về hiệu quả của tiểu cầu, nhưng nhiều nghiên cứu được công bố đã chứng minh thiếu sự tương quan giữa chảy máu trong phẫu thuật và thời gian chảy máu, có sự thay đổi của thời gian chảy máu ngay cả với một bệnh nhân duy nhất [120]. Hiện nay để đánh giá hiệu quả
truyền tiểu cầu, người ta quan sát sự biến đổi của SLTC (thường
>20.000/mm3) sau khi truyền TC. Tính chỉ số CCI (Corrected Count Increment) [119],[121].
CCI = [SLTC sau truyền (G/l) – SLTC trước truyền (G/l)] /SLTC
truyền vào (x1011) x Diện tích da (m2)