Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu (Trang 37 - 40)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2011 đến tháng 10/2013 trên đối

tượng nghiên cứu là 502 KTC. Cụ thể như sau:

2.1.1 Nghiên cứu chất lượng khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần

* 210 KTC, tiêu chuẩn:

- KTC điều chế bằng phương pháp buffy coat từ đơn vị máu toàn phần 250 ml và 350 ml của người hiến máu tình nguyện đủ tiêu chuẩn.

- Các KTC được điều chế tại viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. - Máu toàn phần để điều chế KTC được bảo quản trong vòng 24 giờ ở nhiệt độ 220C đến 240C.

* Cỡ mẫu được tính theo cơng thức sau: n = Z2(1-α/2) x pq : d2

n: cỡ mẫu nghiên cứu

Z(1-α/2) : hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% là 1.96 P: tỷ lệ KTC đạt yêu cầu chất lượng (90%)

q: tỷ lệ KTC không đạt yêu cầu chất lượng (10%) d: độ chính xác mong muốn 5%

n = 138

* Chất lượng KTC được so sánh với tiêu chuẩn chất lượng quy định tại

“Thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu”.

KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần:

- Thể tích đơn vị: thể tích từ 40ml đến 60 ml điều chế từ mỗi đơn vị

- Đếm SLTC trong mỗi đơn vị KTC: có tối thiểu 13 x 109 TC/đv khối tiểu cầu điều chế từ mỗi thể tích 100 ml máu toàn phần. Có ít nhất 75% số

đơn vị được kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn này.

- Đếm SLBC trong mỗi đơn vị KTC: ít hơn 0,05 x 109 bạch cầu đối với KTC điều chế bằng phương pháp tách lớp BC-TC. Có ít nhất 75% số

đơn vị được kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn này.

- Độ pH phải đạt từ 6,4 đến 7,4 ở cuối thời gian bảo quản.

- Xét nghiệm nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải có kết quả âm tính [38].

2.1.2 Nghiên cứu chất lượng KTC gạn tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động. tách tế bào tự động.

* 292 KTC, tiêu chuẩn:

- KTC gạn tách từ một người hiến máu tình nguyện đủ tiêu chuẩn. - Gạn tách bằng một trong các loại máy tách tế bào Trima, Comtec, Heamonetic, tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

- Loại trừ những KTC trong q trình gạn tách có lỗi kỹ thuật.

* Chất lượng KTC được so sánh với tiêu chuẩn chất lượng quy định tại

“Thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu”.

Khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu:

- Thể tích mỗi đơn vị khơng dao động q 15% thể tích ghi trên nhãn. - Mỗi đơn vị KTC gạn tách (250ml) có SLTC tối thiểu 300 x 109, trong trường hợp KTC gạn tách có thể tích 120 ml đến dưới 250 ml có SLTC tối thiểu 150 x 109.

- Nồng độ TC phải thấp hơn 1,5 x 10 9/l.

- Độ pH phải đạt từ 6,4 đến 7,4 và nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải âm tính vào cuối thời gian bảo quản.

2.1.3 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng chất lượng KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần. vị máu toàn phần.

210 người hiến máu tình nguyện đủ tiêu chuẩn hiến máu toàn phần.

Tiêu chuẩn lựa chọn :

- Tuổi: 18 đến 60 tuổi. - Sức khỏe:

+ Cân nặng: 42 kg đối với nữ, 45 kg đối với nam. Người có cân nặng từ

42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến khơng q 250 ml máu tồn phần mỗi

lần.

+ Khơng mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính

+ Huyết áp tâm thu từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;

+ Nhịp tim đều, tần số từ 60 đến 90 lần/phút;

+ Khơng có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); có các tổn thương, dấu hiệu bất

thường trên da.

- Hemoglobin ≥120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml

phải ≥125 g/l.

2.1.4 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng KTC gạn tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động. người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động.

292 người hiến tiểu cầu tình nguyện, đủ tiêu chuẩn hiến tiểu cầu. KTC

được gạn tách bằng ba loại máy khác nhau Trima, Comtec và Haemonetic.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Ngoài các tiêu chuẩn của người hiến máu toàn phần như trên, đối với

người hiến tiểu cầu bằng gạn tách: cân nặng phải ít nhất 50 kg, số lượng tiểu

2.1.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản

* 30 KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần. Tiêu chuẩn lựa chọn: - KTC điều chế bằng phương pháp buffy coat tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, được lựa chon một cách ngẫu nghiên.

- KTC phải đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam theo thông tư 26/2013/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động truyền máu.

- KTC được vận chuyển về Viện Bỏng Quốc Gia bằng dụng cụ chuyên dụng.

- KTC được bảo quản ở 220C, lắc liên tục trong tủ bảo quản tiểu cầu PC100i (Helmer) trong thời gian 5 ngày.

* 30 KTC gạn tách từ người hiến tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự

động. Tiêu chuẩn lựa chọn:

- KTC được gạn tách từ một người hiến máu bằng máy tách tế bào, được lựa chọn ngẫu nhiên tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

- KTC phải đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam theo thông tư 26/2013/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động truyền máu.

- KTC được vận chuyển về Viện Bỏng Quốc Gia bằng dụng cụ chuyên dụng để bảo quản, theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu.

- KTC được bảo quản ở 220C, lắc liên tục trong tủ bảo quản tiểu cầu PC100i (Helmer) trong thời gian 5 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)