ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 29 - 34)

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (nguồn phát sinh chất thải rắn, thành phần chất thải rắn khối lượng);

Tình hình quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng);

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Tổng hợp các tài liệu liên quan đến tình hình phát sinh và quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng;

- Tiến hành khảo sát thực tế tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng;

- Đánh giá và dự báo được diễn biến tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;

- Đánh giá thực trạng tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải tại thành phố Đà Nẵng;

- Đánh giá những bất cập, thiếu hụt về chính sách, pháp luật trong hoạt động quản lý chất thải rắn (thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý), đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm quản lý chặt chẽ có hiệu quả hoạt động quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các thơng tin, số liệu về tình hình phát sinh,

quản lý chất thải ở nước ta nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn;

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tiến hành điều tra thực tế tình hình phát sinh, xử lý và quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng; làm việc trực tiếp với Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Đà Nẵng và Công ty Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng;

- Phương pháp tổng hợp, thống kê: tổng hợp, đánh giá tình hình phát sinh, xử

lý và quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng.

- Phương pháp phân tích, đánh giá: Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã được

tổng hợp, tiến hành đánh giá và phân tích những vấn đề còn tồn tại về mặt cơ chế, chính sách của cơng tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng để đảm bảo phát triển bền vững;

- Phương pháp chuyên gia: Hiện nay, trong các cơng tác đánh giá nói chung,

phương pháp chuyên gia được coi là phương pháp quan trọng và hiệu quả. Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của các nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có. Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã được xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và quản lý để có được các kết luận và kiến nghị đúng đắn, phù hợp với thực tế.

- Phương pháp dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn:

Dự báo tình hình phát sinh CTR thực ra là cơng tác ước đốn và xác suất xảy ra của các biến đổi các thông số môi trường trong quá trình chịu tác động của sự phát triển kinh tế. Các số liệu của các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát sinh CTR đề cập ở luận văn thường được xây dựng dựa trên các số liệu có sẵn trong quá khứ trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, thống kê từ các năm trước đó. Do vậy, công tác dự báo trong luận văn cũng này sẽ sử dụng phương pháp “Phân tích quá khứ và Dự báo tương lai” bao gồm công việc hồi cứu các số liệu về trạng thái, số lượng và thành phần CTR và xu hướng diễn biến môi trường trong quá khứ để dự báo tình hình phát sinh CTR của thành phố Đà Nẵng trong tương lai. Trong đó chọn năm 2010 làm cơ sở dự báo tình hình phát sinh chất thải của thành phố Đà Nẵng tới năm 2020, cụ thể:

+ Số lượng CTR sinh hoạt sinh ra trong tương lai có thể thiết lập dựa trên lượng CTR sinh hoạt hiện tại kết hợp với xu hướng diễn biến theo sự tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng mức sống, tốc độ đơ thị hóa và tốc độ tăng dân số từng vùng:

CTR sinh hoạt= CTRsinh hoạto (1+k11)i.(1+k12)i. (1+k13)i..., trong đó:

CTR sinh hoạto (tấn/năm): lượng CTR sinh hoạt tại năm thứ 0-năm trọn làm mốc CTR sinh hoạti (tấn/năm): lượng CTR sinh hoạt tại năm thứ i

K11(%): tốc độ tăng dân số trung bình từ năm (0-i)

K12 (%): tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người trung bình từ năm (0-i) K12=f(x1, x2, x3, x4,...xn) là hàm phụ thuộc vào quy mô dân số, tỷ lệ dân số đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số; điều kiện kinh tế xã hội, bao gồm

cơ cấu kinh tế (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ); tốc độ tăng trưởng kinh

tế; điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường.

K13(%): tốc độ giảm phát sinh CTR sinh hoạt bình quân trên đầu người trung bình từ năm (0-i) do nâng cao ý thức người dân và năng lực quản lý, BVMT.

+ Số lượng và thành phần CTR công nghiệp từ các cơ cở công nghiệp, khu cụm công nghiệp sẽ được dự báo theo tốc độ phát triển công nghiệp, quy hoạch cũng như kế hoạch phát triển của từng loại hình cơng nghiệp.

Số lượng CTR cơng nghiệp phát sinh trong tương lại có thể thiết lập dựa trên lượng CTR công nghiệp hiện tại kết hợp xu hướng diễn biến theo sự gia tăng sử dụng diện tích cơng nghiệp, sự gia tăng GDP trong công nghiệp và việc quan tâm đến vấn đề môi trường, cũng như việc xiết chặt công tác BVMT của địa bàn thành phố Đà Nẵng.

CTR công nghiệp= CTR công nghiệp0 (1+k31)i. (1-k32)i, trong đó

CTR cơng nghiệp 0 (tấn/năm): lượng CTR cơng nghiệp tại năm thứ 0-năm chọn làm mốc CTR công nghiệpi (tấn/năm): lượng CTR công nghiệp tại năm thứ i

K31(%): hệ số kể đến tốc độ tăng sử dụng diện tích cơng nghiệp, sự gia tăng GDP trong cơng nghiệp trung bình từ năm (0-i)

K32 (%): hệ số khi kể đên việc xiết chặt công tác BVMT của địa bàn tỉnh tại các KCN.

+ Số lượng CTR nguy hại từ các cơ sở y tế, bệnh viện trung tâm y tế sẽ được dự báo dựa trên số giường bệnh, tốc độ phát triển, quy mô từng cơ sở y tế.

+ Số lượng CTRYT thông thường phát sinh trong tương lai cũng có thể thiết lập dựa trên lượng CTRYT hiện tại kết hợp với xu hướng diễn biến theo sự gia tăng giường bệnh, sự gia tăng mức sống và việc gia tăng sử dụng các phương pháp điều trị kỹ thuật cao (gia tăng số lượng xét nghiệm, liệu pháp và số ca mổ), gia tăng sử dụng các thiết bị y tế dùng 1 lần như bơm tiêm bằng nhựa, găng tay nhựa... của từng bệnh viện như sau:

CTRYT i= CTRYT 0(1+k21)i. (1+k22)i, trong đó

CTRYT 0 (tấn/năm): lượng CTRYT năm 0-năm chọn làm mốc CTRYT i (tấn/năm): lượng CTRYT năm i

K21(%): tốc độ tăng số giường bệnh trung bình từ năm (0-i)

K22 (%): tốc độ phát sinh CTRYT bình quân trên mỗi giường bệnh trung bình từ năm 0-i

K22 là f(x1, x2, x3, x4,...xn) là hàm phụ thuộc vào quy mô bệnh viện, sự gia

tăng mức sống và việc gia tăng sử dụng các phương pháp điều trị kỹ thuật cao (gia tăng số lượng xét nghiệm, liệu pháp và số ca mổ). gia tăng sử dụng các thiết bị y tế

dùng 1 lần như bơm tiêm bằng nhựa, găng tay nhựa...

Số lượng CTRYT nguy hại có thể tính theo % tổng số CTRYT như sau:

CTRYT nguy hạii= TLi. CTRYTi (tấn/năm), trong đó

TLi (%): tỉ lệ lượng CTRYT nguy hại sinh ra trong tương lai, có thể thiết lập dựa trên tỉ lệ lượng CTRYT nguy hại hiện tại kết hợp xu hướng diễn biến theo sự gia tăng sử dụng các phương pháp điều trị kỹ thuật cao (gia tăng số lượng xét nghiệm, liệu pháp và số ca mổ), gia tăng sử dụng các thiết bị y tế dùng 1 lần như bơm tiêm bằng nhựa, găng tay nhựa..., năng lực của cán bộ y tế trong công tác phân loại chất thải theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế của từng bệnh viện như sau:

TLi=TL0(1+k23)i. (1-k24)i

trong đó:

K23 (%): tốc độ tăng CTR nguy hại trung bình từnăm 0-i do thay đổi phương pháp điều trị

K24 (%): tốc độ giảm phát sinh CTRYT nguy hại do nâng cao năng lực của cán bộ y tế trong công tác phân loại CTR.

Mức phát sinh CTR mỗi giường bệnh ở thành phố lớn hơn ở các thị xã, ở đô thị sẽ lớn hơn ở nông thôn. Khi lập quy hoạch, thường lấy tiêu chuẩn phát sinh

CTRYT như sau:

Năm 2010: T=1,8-2,0kg/giường.ng.đ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)