Sơ đồ nguyên tắc dự báo nguy cơ ô nhiễm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 50)

3.3.1.2. Xây dựng kịch bản trong công tác dự báo

3.3.1.2.1 CTRSH gia đình, cơ quan, cơng sở, chợ, trường học

a. Ước tính khối lượng phát sinh CTRSH 2010- 2020 dựa trên:

* Cơ sở dự báo dân số của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; * Khối lượng CTR phát sinh theo đầu người theo chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999;

* Quyết định 04/2008/QĐ-BXD Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (bảng 3.8), có tính đến phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ 2010 đến 2020 cũng như hiện trạng phát sinh CTR trên địa bàn.

Bảng 3.8. Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh (kg/người/ngàyđêm)

TT Loại đô thị Năm 2010 Năm 2020 Mức phát sinh (kg/người.ngđ) Kthu gom (%) Mức phát sinh (kg/người.ngđ) Kthu gom (%)

1 Đô thị đặc biệt, loại I và

loại II 0,80-1,00 80-90 1,00-1,20

95- 100

2 Đô thị loại III 0,70-0,80 75-80 0,90-1,00 90-95

3 Đô thị loại IV, loại V 0,55-0,70 60-70 0,70-0,80 80-90

Nguồn: Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam đến 2020

Bảng 3.9. Khối lượng CTR phát sinh theo Quyết định số 04/2008 của Bộ Xây Dựng Loại đô thị Khối lƣợng CTR phát sinh (kg/người/ngày) Tỷ lệ thu gom CTR

(%)

Đặc biệt, I 1,3 100

II 1,0  95

III-IV 0,9  90

V 0,8  85

Nguồn: Quyết định 04/2008/QĐ-BXD Bộ Xây dựng

Các hệ số lựa chọn và điều chỉnh sẽ được sử dụng theo cách đánh giá của các chuyên gia dựa trên điều kiện phát sinh CTR thực tế trên địa bàn tỉnh cho phù hợp.

b. Lựa chọn định mức phát sinh CTR sinh hoạt cho địa phương

TP.Đà Nẵng có các chỉ tiêu dự báo cơ bản như sau:

Bảng 3.10. Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom CTR đô thị

Nội dung Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Lượng phát sinh

CTR đô thị Tấn/năm 222.119 222.988 235.542 251.318

126.844

Nội dung Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Khối lượng thu

gom CTR đô thị Tấn/năm 191.022 194.000 209.633 228.700

117.965

(*)

Tỷ lệ thu gom

CTR đô thị % 84-85 85 - 86 86 - 87 88 - 89 90 - 92 93

Nguồn: (*) Thống kê 6 tháng đầu năm 2011

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy lượng phát sinh CTR đô thị hàng năm đều tăng, cụ thể là năm 2008 tăng 0.39% so với năm 2007, năm 2009 tăng 5.62% so với năm 2008, năm 2010 tăng 6.69% so với năm 2009, với năm 2011 mới chỉ tính cho 6 tháng đầu năm mà lượng phát sinh đã rất lớn. Điều đó cho thấy q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa cần xử lý lượng chất thải rắn phát sinh.

Dựa vào các phân tích trên, TP. Đà Nẵng là đơ thị loại I nên ta dựa bảng 3.10 ta có các thơng số lựa chọn như sau:

Khu vực đô thị lớn

T2010=1,1 kg/người.ngày và T2020=1,2 kg/người.ngđ.

Kthu gom 2010 = 80% và Kthu gom 2020 = 95%. - Khu vực thị xã,thị trấn

T2010=0,9 kg/người.ngày và T2020=1 kg/người.ngđ. Kthu gom 2010 = 60% và Kthu gom 2020 = 90%.

- Khu vực nông thôn

T2010=0,7 kg/người.ngày và T2020=0,9 kg/người.ngđ.

Kthu gom 2010 = 60% và Kthu gom 2020 = 80%. 3.3.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình của thành phố Đà Nẵng từ năm 2005 – 2009 vào khoảng 13%/năm. Mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: 40% GDP năm 2015, 45% GDP năm 2020.

Dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp và quy hoạch diện tích cho cơng nghiệp, K31 sẽ được lựa chọn như sau K31= 0,1 - 0,3, đối với thành phố Đà Nẵng, K31 sẽ được lựa chọn như sau:

- Giai đoạn 2010 - 2015: K31= 0.105 - Giai đoạn 2015 - 2020: K31= 0.105

Dựa vào mức độ xiết chặt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh sẽ, K32 sẽ được lựa chọn như sau: K32= 0.03 - 0.07, đối với thành phố Đà Nẵng, K32 được lựa

chọn như sau:

- Giai đoạn 2010 - 2015: K32 = 0.065 - Giai đoạn 2015 - 2020: K32 = 0.065

Dự báo lượng phát thải CTRCN của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 là một cơng việc hết sức khó khăn do thực trạng hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất đa dạng, quy mô phát triển công nghiệp trong thời gian tới rất mạnh và phức tạp. Lượng chất thải rắn sinh ra trên thực tế khơng có đầy đủ số liệu, dự báo theo các chỉ tiêu đã phân tích ở trên thường cho các kết quả không thuyết phục và thiếu cơ sở thực tế vững chắc.

3.3.1.2.3. Chất thải rắn y tế

Mức phát sinh CTR của mỗi giường bệnh ở thành phố lớn lớn hơn ở thành phố nhỏ và các thị xã; ở đô thị lớn hơn ở nông thôn. Dự báo CTR y tế trên cơ sở dự báo số giường bệnh (dựa vào Quy hoạch phát triển ngành y tế) và lượng CTR phát sinh trên mỗi giường bệnh. Khi lập quy hoạch, thường lấy tiêu chuẩn phát sinh CTR y tế như sau:

Đến năm 2010 : T = 1,8 – 2,0 kg/giường.ngđ. Giai đoạn 2010 – 2020 : T = 2,0-2,2 kg/giường.ngđ.

Đến nay, TP. Đà Nẵng có 69 cơ sở trong đó 12 bệnh viện (tuyến Trung ương, thành phố, quận/huyện và tư nhân), 56 trạm y tế xã. Ngoài ra trên địa bàn thành phố

cịn có các cơ sở y tế khác (trung tâm chuyên ngành, cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế) có số lượng giường bệnh khá lớn.

Bảng 3.11. Tình hình phát triển cơ sở y tế TP. Đà Nẵng

TT Khám chữa bệnh ĐVT 2007

1 Tổng số cơ sở y tế Cơ sở 69

2 Bệnh viện, TTYT quận/huyện, bệnh viện TW Cơ sở 12 3 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Cơ sở 1

4 Trạm y tế xã/phường Cơ sở 56

5 Tổng số giường bệnh Giường 2842

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2010)

Chất thải y tế bao gồm: chất thải lỏng (nước thải), chất thải rắn (sinh hoạt và nguy hại), khí thải (từ các lị đốt CTR) có mức độ nguy hại khác nhau. Theo thống kê của Sở Y tế năm 2006 về tình hình phát sinh chất thải như sau:

Lựa chọn chỉ tiêu dự báo CTR y tế đối với thành phố Đà Nẵng như sau: - Đối với bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực: T2010 =1,8 kg/giường.ngđ và T2020 = 2 kg/giường.ngđ. CTR y tế không nguy hại: 85% tổng lượng CTR y tế.

- Đối với bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm điều dưỡng tuyến huyện lấy: T2010 =1,2 kg/giường.ngđ và T2020 = 1,8 kg/giường.ngđ. CTR y tế không nguy hại: 90% tổng lượng CTR y tế.

- Đối với trạm y tế xã, phường và cơ quan lấy: T2010 = 0,3 kg/giường.ngđ và T2020 = 0,5 kg/giường.ngđ. CTR y tế không nguy hại: 95% tổng lượng CTR y tế.

Tỉ lệ gia tăng giường bệnh khơng có cơ sở để dự báo chính xác vì số giường bệnh theo quy mô bệnh viện khác xa với số giường bệnh thực tế khảo sát, các số liệu thống kê cũng không tuân theo quy luật. Trong dự báo tạm lấy tỉ lệ gia tăng giường bệnh trung bình khoảng: 3%/năm.

3.3.2. Kết quả dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn

Tổng lượng CTRSH TP. Đà Nẵng năm 2010 là khoảng 901,8 tấn/ngày, năm 2015 là 1063,9 tấn/ngày, năm 2020 khoảng 1236 tấn/ngày. Tăng hơn 1.37 lần trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020. Trong đó:

Chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Tổng lượng CTRSH đô thị năm 2010 là khoảng 805 tấn/ngày, năm 2015 là 330 tấn/ngày, năm 2020 khoảng 672 tấn/ngày. Tăng khoảng 1.4 lần trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020. Đây là một điều rất đáng lưu tâm.

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

Tổng lượng CTRSH nông thôn năm 2010 là khoảng 96.64 tấn/ngày, năm 2015 là 88,2 tấn/ngày, năm 2020 khoảng 78 tấn/ngày. Giảm hơn 1,2 lần trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020.

Bảng 3.12. Lượng phát thải CTRSH của TP. Đà Nẵng đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2010 2015 2020

Dân số toàn tỉnh 1000.người 926 985 1043

Dân số đô thị 1000.người 805.2 887 965

Dân số nông thôn 1000.người 120.8 98 78

Chỉ số phát sinh CTR đô thị Kg/người/ngày 1 1.1 1.2 Chí số phát sinh CTR nơng thơn Kg/người/ngày 0.8 0.9 1

Lượng CTR đô thị Tấn/ngày 805.2 975.7 1158

Lượng CTR nông thôn Tấn/ngày 96.64 88.2 78

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tấ n/ ng ày

CTRSH đơ thị CTRSH nơng thơn

Hình 3.14: Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTRSH trên TP. Đà Nẵng đến năm2020

Hình 3.15: Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTR sinh hoạt thông thường và CTR sinh hoạt nguy hại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

3.3.2.2. Dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Bảng 3.13. Lượng phát thải CTR công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 K31 - 0.105 0.105 K32 - 0.065 0.065 i (năm) - 5 5

Tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh

(tấn/ngày) 636.86 749.75 882.64

Tỷ lệ CTR Công nghiệp nguy hại (%) 0,13 0,17 0,17 Lượng CTR công nghiệp thông thường

(tấn/ngày) 553.79 622.29 732.59

Lượng CTR công nghiệp nguy hại

(tấn/ngày) 83.07 127.46 150.05

Qua bảng 3.13 cho thấy, lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2010 là 553.79 tấn/ngày, năm 2015 là khoảng 622.29 tấn/ngày, dự báo năm 2020 là khoảng 732.59 tấn/ngày. Như vậy trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020, lượng CTR công nghiệp thành phố Đà Nẵng tăng khoảng 1,3 lần.

Hình 3.16: Dự báo xu thế phát sinh CTR công nghiệp không nguy hại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Tổng lượng CTRCN được dự báo ở trên chưa phản ánh hết được tổng lượng CTRCN phát sinh ở địa bàn tỉnh do có nhiều cụm cơng nghiệp, làng nghề khơng có số liệu thống kê đầy đủ. Hơn nữa số liệu thực tế về khả năng phủ kín diện tích các

KCN cũng không đầy đủ, suất sinh lợi trên một đơn vị diện tích đất cơng nghiệp cịn q thấp.

3.3.2.3. Dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn nguy hại

Chất thải rắn y tế thông thường

Tổng lượng CTRYT thông thường năm 2010 là khoảng 2771 kg/ngày, năm 2015 là 3828 kg/ngày, dự báo năm 2020 khoảng 4941 kg/ngày. Như vậy trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020, lượng CTR y tế thông thường trên địa bàn TP Đà Nẵng tăng khoảng 1,8 lần.

Chất thải rắn y tế nguy hại

Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại năm 2010 là khoảng 532,94 kg/ngày, năm 2015 là 696 kg/ngày, dự báo năm 2020 khoảng 941,9 kg/ngày. Như vậy trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020, lượng CTR y tế nguy hại trên địa bàn TP Đà Nẵng tăng khoảng 1.8 lần. Lượng CTR y tế nguy hại chiếm khoảng 15% tổng lượng CTR y tế trên toàn địa bàn tỉnh.

Bảng 3.14: Khối lượng CTRYT phát sinh Đà Nẵng đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị

Năm

2010 2015 2020

Số giường bệnh toàn tỉnh Giường 2842 3480 4118 Số giường bệnh tuyến tỉnh Giường 2132 2610 3088 Số giường bệnh tuyến huyện Giường 710 870 1030 Phát sinh CTRYT tuyến tỉnh Kg/giường/ngày 1.1 1.2 1.3 Phát sinh CTRYT tuyến huyện Kg/giường/ngày 0.6 0.8 0.9

Tỉ lệ CTNH y tế tuyến tỉnh % 20 20 20

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2010 2015 2020

Lượng CTRYT tuyến tỉnh Kg/ngày 2345.2 3132 4014.4

Lượng CTRYT tuyến huyện Kg/ngày 426 696 927

Lượng CTRYTNH tuyến

huyện

Kg/ngày

63.9 69.6 139.05

Lượng CTRYTNH toàn tỉnh Kg/ngày 532.94 696 941.93

Lượng CTRYT toàn tỉnh Kg/ngày 2771.2 3828 4941.4

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tấn/ngày

Chất thải y tế nguy hại Chất Thải y tế thơng thường

Hình 3.18: Dự báo lượng CTR nguy hại phát sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng

3.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn đến năm 2020 2020

3.4.1. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý chất thải rắn: chất thải rắn:

3.4.1.1. Xây dựng các chính sách giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn:

- Nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính sách cấm sử dụng túi nilon khó phân hủy tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính khuyến khích sử dụng các túi sử dụng nhiều lần, các túi nilon thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ, các cơ sở du lịch dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Ban hành chính sách hạn chế cấp phép đối với những dự án sản xuất túi nilon không thân thiện với môi trường.

- Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích việc đăng ký nhãn xanh đối với các sản phẩm công nghiệp nhằm giảm phát thải việc sử dụng, phát sinh chất thải cả về số lượng và độc tính của chất thải.

- Xây dựng và thành lập các trung tâm trao đổi chất thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Hồn thiện các quy định bảo vệ mơi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.4.1.2. Xây dựng các quy định về hoạt động tự nguyện nhằm giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn:

a. Khuyến khích các hoạt động giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn

của tư nhân.

Trong hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng chưa đề cập đến lĩnh vực thu hồi và tái chế chất thải và xem đó là một hoạt động hoàn toàn độc lập của một bộ phận tư nhân năng động. Hiện nay hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là việc làm tự phát, khơng có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu qủa kinh tế chưa cao, đặc biệt là một số phế liệu độc hại, lây nhiễm lẫn trong thành phần chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện cũng được thu hồi và tái sử dụng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế cịn q thơ sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao, mặt khác điều kiện làm việc của công nhân trong các cơ sở chế biến phế thải còn rất nặng nhọc, vất vả, không vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường xung quanh khu vực. Hiện nay hoạt động thu hồi các phế liệu từ chất thải rắn được tiến hành chủ yếu như sau:

- Vật liệu phế thải được thu hồi tại nguồn phát sinh bởi người phát sinh chất thải hoặc người nhặt rác song song với quá trình thu gom là quá trình thu hồi phế thải từ nguồn chất thải rắn.

- Thu hồi phế thải tại bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn.

- Thu hồi phế thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trong quá trình thu gom rác cơng nghiệp.

Thành phần các phế liệu được thu hồi và tái sinh tại thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, bìa các tơng, da giày, vải vụn và thực

phẩm đã dùng thừa, rau quả có thể thu lượm để chăn ni gia súc, chất thải từ các cơ sở chế biến hải sản, thực phẩm.

Tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5-7% lượng rác thải hàng ngày.

Sau khi thu hồi tại nguồn phát sinh hoặc ở các vị trí tập trung rác thải, các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)