2.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh
2.1.1.1. Các chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Nhật Bản
a. Chính sách thuế các-bon
44
đổi khí hậu. Thuế các-bon đã được Nhật Bản đề xuất từ năm 2009 nhưng các vấn đề về
thiết kế không được giải quyết và thuế các-bon không được thông qua. Cho đến năm
2012, nhằm cắt giảm mạnh khí nhà kính, tập trung kiểm soát lượng phát thải CO2 trong trung và dài hạn, Nhật Bản đưa thuế các-bon vào chương trình cải cách hệ thống thuế năm 2012.
Đối tượng áp dụng thuế các-bon là khí nhà kính (CO2) sinh ra trong q trình
sản xuất sử dụng nguồn nhiên liệu hố thạch, khí tự nhiên, than đá, căn cứ trên lượng phát thải CO2 từ mỗi loại, và tại điểm bắt đầu đưa vào thị trường, có nghĩa là khi nhập khẩu hoặc khi khai thác (Bộ Môi trường Nhật Bản, 2017).
Thuế các-bon được thu khi nhập khẩu hoặc khai thác nhiên liệu hố thạch – dầu thơ, khí tự nhiên, than đá. Và thực chất, thuế các-bon ở Nhật Bản không phải là một loại thuế mới mà là bổ sung thành phần về hàm lượng các-bon cho thuế than đá và dầu mỏ hiện có. Trong trường hợp trả chậm nộp thuế, đối tượng chịu thuế phải nộp cả tiền phạt và lãi chậm nộp.
Mức thuế các-bon được áp dụng khác nhau đối với các loại nhiên liệu khác
nhau và phụ thuộc vào hàm lượng CO2. Ở giai đoạn đầu, mức thuế được tính bằng 1/3 của 289 Yên/tấn CO2 và sau đó tăng dần theo lộ trình 5 năm, đạt mức thuế hồn tồn vào tháng 4/2016 là 289 Yên/tấn CO2. Nhật Bản tiến hành thu thuế các-bon đối với
các sản phẩm dầu thô và các sản phẩm hóa dầu là 2.040 n, khí hiđrôcacbon là 1.080 yên, than đá là 700 yên trước năm 2012 và mức thu này tăng dần từ năm 2012.
Bảng 2. 1. Mức thuế các-bon áp dụng ở Nhật Bản Mức thuế (yên/tấn CO2) Mức thuế (yên/tấn CO2)
1. Thuế các-bon dùng để đối phó với hiện tượng nóng lên
của trái đất 289
2. Thuế dầu khí và than đá
Dầu thơ và các sản phẩm
hóa dầu 779
Khí hidrocarbon hóa lỏng 400
Than đá 301
Giai đoạn thực thi
Đối tượng thu thuế Mức thuế suất trước năm
2012 (yên) Từ 1-10-2012 Từ 1-4-2014 Từ 1-3- 2016 Dầu thô và các sản phẩm
2.040 2.290 2.540 2.800
45
Khí hiđrocarbon (/tấn) 1.080 1.340 1.600 1.860
Than đá (/tấn) 700 920 1.140 1.370
Thuế doanh thu 39,1 tỷ yên đối với năm đầu tiên/262,3 tỷ yên cho những năm tiếp theo
Nguồn: MOE- Detail on the Carbon Tax, p. 2
Nguồn thu được từ thuế các-bon được sử dụng để khuyến khích cơng nghệ
các-bon thấp, phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu.
Việc miễn thuế các-bon được áp dụng đối với một số ngành công nghiệp và
nhiên liệu như các ngành sử dụng than đá để phát triển điện trên đảo Okinawa; sử
dụng nhựa đường trong nước; dầu dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ
sản; nhiên liệu các chuyến bay nội địa, dầu sử dụng cho đường sắt, đường thuỷ
vận chuyển hành khách và hàng hoá nội địa; than nhập khẩu để sản xuất xút vảy
và muối (Bộ Môi trường Nhật Bản, 2012).
Trách nhiệm thu thuế các-bon thuộc Bộ Tài chính, nguồn thu từ thuế các-bon hồ với nguồn thu từ các loại thuế khác được chuyển cho Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp hoặc Bộ Môi trường để quyết định việc sử dụng.
b. Chính sách thuế năng lượng
Sau trận động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011 và sau thảm họa mơi trường
của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima - Tokyo, Nhật Bản đã nghiên cứu, điều
chỉnh và hoàn thiện tồn bộ các chính sách về năng lượng. Để hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, Nhật Bản đã đưa ra một dự án thuế mang tên Feed-in-taiffs vào ngày 01/7/2012. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ việc phát triển và thúc đẩy đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo, bằng cách hỗ trợ chi phí để sản xuất năng lượng tái tạo, đồng thời cung cấp các hợp đồng dài hạn để trợ giúp tài chính cho đầu tư nghiên cứu và sản xuất năng lượng tái tạo.
Theo chính sách này, Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp của Nhật Bản chịu trách nhiệm trong việc xác định giá điện năng lượng tái tạo cho mỗi kWh cũng như thời hạn thoả thuận giữa nhà cung cấp năng lượng tái tạo và công ty điện lực, căn cứ vào các yếu tố: (i) Nguồn cung cấp tổng thể điện tái tạo; (ii) Chi phí thực tế phát sinh từ các nhà cung cấp điện tái tạo; (iii) Chi phí được dự toán để sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo; (iv) Số lượng điện tái tạo dự kiến được cung cấp bởi nhà
46
sản xuất điện tái tạo.
Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp căn cứ vào ý kiến đóng góp của các Bộ khác có liên quan trong việc quyết định mức giá và thời gian thoả thuận (phụ
thuộc vào tuổi thọ của cơ sở sản xuất điện tái tạo).
Bảng 2. 2. Giá cả và thời hạn đối với điện mặt trời (>=10 kW) tại Nhật Bản Nhật Bản
Năm tài chính 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Giá (Yên/kWh) 42 36 32 29 24 21 18 14
Thời hạn mua 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm
Nguồn: Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản