Kết quả đạt được của chính sách chi ngân sách hướng tới nền kinh tế xanh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 109)

3.2. Phân tích chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xan hở Việt Nam

3.2.2.2. Kết quả đạt được của chính sách chi ngân sách hướng tới nền kinh tế xanh

Trong giai đoạn 2013-2020, chi ngân sách cho BVMT về cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ BVMT hướng tới nền kinh tế xanh.

Về mặt môi trường, đã phịng ngừa, xử lý ơ nhiễm mơi trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước, nơi phát sinh dịch bệnh; xử lý chất thải rắn ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung; kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm sốt việc nhập khẩu phế liệu, máy móc thiết bị đã qua sử dụng.

Bên cạnh đó, nhờ các khoản chi ngân sách mà Việt Nam đã duy trì, đảm bảo hoạt động thường xuyên của hệ thống quan trắc mơi trường quốc gia; phịng ngừa và kiểm sốt ô nhiễm môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hoạt động quan trắc môi trường ở trung ương và địa phương tiếp tục được duy trì và phát triển, kịp thời cung cấp số liệu cần thiết về tình trạng môi trường cho công tác BVMT.

Tuy nhiên, các khoản chi này nhiều năm qua cịn mang tính dàn trải. Trong khi đó, nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, BVMT hết sức hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, vẫn còn nhiều dự án đầu tư xây dựng cơng trình xử lý chất thải, nước thải chưa được bố trí nguồn vốn để triển khai, kinh phí đầu tư xây dựng các cơng trình xử lý chất thải, nước thải thuộc khu vực cơng ích chưa tương xứng với mức độ gia tăng chất thải dẫn đến mức độ ô nhiễm mơi trường có xu hướng gia tăng. Có những địa phương còn sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp mơi trường để chi cho xây dựng cơ bản, nên dẫn đến tình trạng hạn chế trong nhiệm vụ cần thiết để BVMT.

Đồng thời, Việt Nam mới chỉ huy động một lượng vốn khiêm tốn cho các hoạt động giảm nhẹ rất cần thiết để thúc đẩy thực hiện mục tiêu phát triển ít phát thải các-bon và ứng phó với BĐKH, bao gồm hoạt động sản xuất năng lượng ít phát thải các-bon hoặc các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)