Các biện pháp thực hiện:

Một phần của tài liệu 511 Nghiên cứu chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta (Trang 34 - 40)

III/ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.Các biện pháp thực hiện:

Những mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nhận thức, các biện pháp thực hiện, khả năng nội sinh. Tuy vậy các biện pháp thực hiện có vị trí rất quan trọng.

(1) Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục:

Đầu tư cho giáo dục - đào tạo lấy từ các nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục - đào tạo. Tăng dần tỷ

trọng chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo để đạt được 15% tổng chi ngân sách vào năm 2000 và sử dụng nguồn ngân sách đó một cách hợp lý.

Do nguồn ngân sách Nhà nước cấp còn hạn chế nên cần phải huy động vốn đầu tư cho giáo dục từ trong và ngoài nước. Cần tranh thủ các tổ chức quốc tế như UNICEF, ENESCO, VOB và tổ chức viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các nước khác để phát triển giáo dục, cho phép các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học đúng với ngành đào tạo.

Khuyến khích đi học nước ngoài bằng con đường tự túc, hướng vào những ngành mà đất nước đang cần, theo quy định của Nhà nước.

(2) Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người cho người dạy, người học. Giáo viên phải có đủ đức, tài. Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên để đến năm 2000 có ít nhất 50% giáo viên phổ thông và 30% giáo viên đại học đạt tiêu chuẩn qui định.

Để đạt được điều đó, chúng ta phải dành công sức chăm lo đội ngũ cán bộ giảng dạy, tạo điều kiện để họ có một mức sống ổn định để yên tâm với nhiệm vụ đào tạo. Phải có kế hoạch tích cực đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ giảng dạy trẻ, đủ trình độ chuyên môn và phẩm chất đáp ứng được những yêu cầu mới về đào tạo đại học.

Phải xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do chính phủ quy định. Có chính sách sử dụng đãi ngộ và sử dụng giá trị nguồn nhân lực được đào tạo.

(3) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học.

Việc đổi mới nội dung ở đây không có nghĩa là mỗi năm phải thay đổi nội dung sách giáo khoa (đối với học sinh tiểu học và trung học) hoặc giáo trình (đại học), mà đổi mới ở đây có thể là đổi mới ở cách dạy, cách truyền đạt kiến thức song phải tránh việc dạy nhồi nhét, học thụ động, học lệch, học tủ. Tăng cường hình thức tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu cho từng người.

Gia đình, nhà trường và xã hội cũng hải luôn khăng khít với nhau trong qat đào luyện con người mới. Nội khoá và ngoại khoá cũng phải khăng khít với nhau. Nội khoá là phần cứng làm cái lõi, vì nó cứng nên khó thay đổi cho linh hoạt, khoá tranh thủ được các nguồn, lực phi chính quy ngoài xã hội. Ngoại khoá dễ linh hoạt và bù đắp thêm cho nội khoá như một bộ rễ cắm sâu vào trong lòng xã hội để hút những chất dinh dưỡng mà nội khoá vì cứng quá không hút được.

Trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo, sự quan tâm của Nhà nước có mặt chưa đầy đủ, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học còn thiếu thốn nhưng trường học vẫn phải là nơi có môi trường giáo dục đào tạo gương mẫu, phải quan tâm xây dựng ký túc xá cho học sinh, sinh viên, phải nhanh chóng dẹp bỏ những hàng quán đang trở thành tụ điểm tệ nạn xã hội lấn chiếm trong và ngoài trường, trả lại cảnh quan, môi trường văn minh, trong lành sạch đẹp cho nơi giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ ở trình độ cao.

Bài toán nhân lực là bài toán đòi hỏi phải có lời giải và sự đóng góp chung của nhiều ngành nghề, lĩnh vực nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là nơi quản lý Nhà nước lĩnh vực này trước đây phải cùng với Bộ Lao động và Thương binh xã hội và cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo nghề sắp được thành lập, cùng với các bộ, ngành khẩn trương có sự hợp tác và thống nhất trong mục tiêu đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình dân số và nguồn nhân lực ở Việt Nam. Với quy mô dân số như hiện nay chúng ta đang có một lực lượng lao động rất dồi dào. Song việc đầu tư phát triển nguồn lực con người chưa được quan tâm đúng mức đã và đang dẫn đến tình trạng thất nghiệp (hữu hình và trá hình lớn). Hơn thế nữa chất lượng nguồn nhân lực nước ta chưa đáp ứng kịp thời với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải giảm được tỷ lệ sinh đẻ xuống. Đồng thời đi đôi với nó là việc tăng cường đầu tư vào giáo dục, mở rộng hệ thống giáo dục trên nhiều hình thức: đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, mở trường dạy nghề, dân lập... Tuy nhiên, điều quan trọng cốt yếu là phải đảm bảo được chất lượng đào tạo và phải đào tạo những ngành nghề mà hiện nay đất nước đang cần (trong điều kiện nước ta hiện nay cần đào tạo nhiều công nhân có trình độ tay nghề kỹ thuật cao). Đồng thời phải biết tận dụng lợi thế của kẻ đi sau, tiếp thu, những kiến thức khoa học công nghệ, kinh nghiệm của những nước đi trước, biết tận dụng cơ hội và kết hợp với nội lực của đất nước một cách hợp lý sẽ là động lực lớn thúc đẩy nước ta phát triển tiến kịp với thời đại.

PHỤ LỤC

Sách:

1. Giáo trình dân số học

2. Kinh tế xã hội Việt Nam, thực trạng và xu thế phát triển

Tạp chí: 1. Tạp chí Lao động và xã hội số 12/1997, tr.4 số 2/1998, tr.4,32 số 10/1996, tr.12,13,2 số 8/1997, tr.28,30 số 2/1996, tr.16 số 4/1996, tr.21 số 2/1997, tr.4,5 2. Tạp chí kinh tế và phát triển : 5/95

Một phần của tài liệu 511 Nghiên cứu chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta (Trang 34 - 40)