THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NƯỚC TA

Một phần của tài liệu 511 Nghiên cứu chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta (Trang 27 - 32)

"Mọi tài nguyên đề có hạn, chỉ có sức sáng tạo của con người là vô hạn". Triết lý trên của tập đoàn Deawoo (Hàn Quốc) cũng đúng với mọi doanh nghiệp, mọi quốc gia... Trong thời đại mà khoa học, công nghệ tiến bộ nhanh như vũ bão - một doanh nghiệp muốn thành đạt, một đất nước muốn tăng trưởng, phát triển nhanh... đều cần điều kiện tiên quyết: phải tạo được cho mình một nguồn nhân lực, có trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn tương xứng (PTS. Nguyễn Quang Huế - về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho thế kỷ 21 - LD&XH tháng 2/1997).

"Nguồn nhân lực" ở đây xin được đề cập theo hai nghĩa. Nếu theo nghĩa rộng thì con người là nguồn lực quan trọng nhất và có quyết định thành công hay không thành công trong thời kỳ mới. Nguồn nhân lực ấy bao gồm cả đội ngũ trí thức, lực lượng lao động, cán bộ quản lý.... đang đứng trước yêu cầu phải có khả năng nghiên cứu khoa học, lao động, làm việc và quản lý ở trình độ cao hơn trước đây. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ xét "nguồn nhân lực" trong phạm vi hẹp, đó là "nguồn nhân lực" với nghĩa là đội ngũ trí thức, nghĩa là đã được đào tạo có trình độ học vấn và trình độ tay nghề.

Đất nước ta đang xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ cở kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, thì việc phát triển nguồn nhân lực (phát triển giáo dục) là yêu cầu bức xúc và cần được quan tâm hàng đầu. Với nhận thức đó, Đại hội Đảng VIII đã xác định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người cho sự phát triển nhanh và bền vững" và sự phát triển nguồn nhân lực phải được coi là mục đích cuối cùng, cao nhất của quá trình phát triển.

Trong những năm qua chúng ta đã cố gắng nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực, sang mức độ đạt được còn thấp so với yêu cầu:

* Những mặt đạt được:

Có thể nói, Nhà nước Việt Nam rất chú ý đến phát triển giáo dục và thành công trong việc thiết lập hệ thống giáo dục trong phạm vi cả nước.

Hệ thống giáo dục ngày càng phong phú, quy mô giáo dục không ngừng mở rộng, phát triển ở các vùng, các ngành học và các cấp học. Nhìn vào số lượng hiện có, với hơn 100 trường đại học, cao đẳng, kể cả đại học dân lập, với quy mô đào tạo gần 600.000 sinh viên, có nhiều khoa, bộ môn, ngành nghề mới hình thành... chúng ta thấy đào tạo đại học đã có một bước phát triển khá nhanh, nhất là trong 10 trở lại đây cùng với những cố gắng bền bỉ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và sinh viên. Có thể nói, đây là thời điểm "nở rộ" của phát triển số lượng đào tạo đại học. Hình thức đào tạo đại học và cao đẳng nước ta khá phong phú, có khoảng 66% số sinh viên theo học hệ chính quy tập trung, số còn lại học các hệ đại học cao đẳng tại chức, ngắn hạn. Mỗi năm có khoảng 20 ngàn sinh viên cao đẳng, đại học tốt nghiệp hệ chính quy. Hiện tại Việt Nam có hơn 700 ngàn người có trình độ đại học cao đẳng trở lên. Tỷ lệ sinh viên đại học trong độ tuổi đi học của Việt Nam là 2,3-2,5%. Tỷ lệ này còn hơn mức 2% của Trung Quốc, nhưng thấp hơn mức 16% của Thái Lan, 1% của Inđônêxia, 18% của Philipin và 40% của Hàn Quốc.

Cùng với sự phong phú và đa dạng về hình thức đào tạo thì quy mô giáo dục cũng ngày một tăng. Trong ba năm học 1993-1994, 1994-1995 và 1995-1996 số lượng học sinh phổ thông ở các cấp học cũng tăng lên: 5,7% (1993-1994); 6,4% (1994-1995) và 7,0% (1995-1996). Tuy nhiên, có một vấn đề đáng quan tâm là chất lượng giáo dục đào tạo của nước nhà, đặc biệt là khi đất nước ta bước vào thời kỳ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa còn gặp nhiều điều bất cập.

* Những mặt yếu kém:

Thứ nhất, lao động có chuyên môn kỹ thuật vừa thiếu về số lượng, vừa kém về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu: Hiện nay, cả nước ta có 40 triệu lao động trong đó lực lượng lao động trẻ có 26 triệu (chiếm trên 50%). Đây là vốn quý nhưng lại nhiều bất cập về phân bổ, cơ cấu và trình độ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 12% trong tổng số trong công nghiệp và xây dựng. Công nhân bậc cao chiếm hơn 4%. Tình trạng này đã và đang hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Tỷ lệ lao động kỹ thuật chỉ chiếm 13,3% lực lượng lao động với cơ cấu là: 1 cao đẳng, đại học và trên đại học

- 1,6 trung học chuyên nghiệp - 3,6 công nhân kỹ thuật (thể hiện ở bảng). Theo kinh nghiệm của các nước phát triển thì tỷ lệ trên phải đạt mức 1-1- 10 thì mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế. So với thời kỳ trước đổi mới, số học sinh các trường trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề vẫn tiếp tục giảm đi nhanh chóng. Năm học 1996-1997 cả nước có 156 ngàn học sinh trung học chuyên nghiệp từ năm học 1995-1996 con số này là 116,4 ngàn (giảm 25,4%). Từ năm 1991-1992 cho đến nay, số lượng này có tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Trong khi đó, số lượng sinh viên cao đẳng và đại học bắt đầu tăng lên từ năm học 1992-1993, đặc biệt tăng nhanh vào những năm gần đây. Năm học 1995-1996 số sinh viên cao đẳng số sinh viên cao đẳng là 173,1 ngàn, tăng 26,4 so với 1994-1995 và 62,7% so với 1990-1991. Như vậy, tương quan trong cac cấp học đã thay đổi một cách căn bản. Trong khi sinh viên cao đẳng, đại học tăng lên nhanh thì số học sinh trung học chuyên nghiệp và dạy nghề không tăng hoặc tăng không đáng kể. Đó là một vấn đề bất hợp lý vì trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều ngành cần có nhu cầu đào tạo lại nghề và đào tạo nghề mới.

Bảng : dự tính số lao động kỹ thuật nghiệp vụ thời kỳ 1995-2010

(đơn vị: 1000 người)

Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010

Tổng số 4.70 7.200 10.860 16.770

- Cao đẳng, đại học 759 1.100 1.600 2.500

- Trung học chuyên nghiệp 1.240 1.900 2.700 3.560

- Công nhân kỹ thuạt 2.769 4.200 6.560 10.700

+ Tỷ lệ lao động kỹ thuật (%) 13,3 17,2 23,1 31,3 + Cơ cấu trình độ 1-1,6-3,6 1-1,7-3,8 1-1,7-4 1-1,4-4

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu giáo dục cho rằng, với tốc độ đại trà đại học như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa trong xã hội, trung bình cứ 10 người là cử nhân (kỹ sư, luật sư, bác sỹ, kinh tế...) mới chỉ có 3 người là

công nhân. Trong khi đó theo kinh nghiệm của các nước thuộc thế giới thứ 3 tỷ lệ thích hợp nhất đối với phát triển kinh tế là cứ 13 lao động thì có khoảng 10 công nhân lành nghề 3 người còn lại là cử nhân và trung cấp kỹ thuật.

Hơn nữa theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và lao động năm 1989 cả nước có tới lực lượng lao động chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở và chỉ có khoảng 2.44% công nhân kỹ thuật được đào tạo một cách chính quy, ngay tại các đô thị lớn vẫn còn 0,2% công nhân mù chữ.

Về mặt phân bố lao động đào tạo, hiện nay rất mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ, nhóm ngành và thành phần kinh tế. Nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 7% trong tổng số chuyên môn kỹ thuật, trong khi ngành này chiếm gần 3/4 lực lượng lao động cả nước 65,5 cán bộ chuyên môn kỹ thuật đang làm việc trong khu vực phi sản xuất, 80% đang làm việc trong khu vực Nhà nước, trong khi lao động Nhà nước chiếm chưa đến 9% trong tổng số. Rõ ràng là, cơ cấu lao động và chất lượng nguồn nhân lực của nước ta chư hỗ trợ và đáp ứng các yêu cầu đã nêu của thay đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện chiến lược phát triển định hướng việc làm và xuất khẩu (Trần đình Hoan - phát triển nguồn nhân lực và toàn dụng lao động, nhân tố quyết định sự phát triển bền vững - LĐ & XH tháng 12/1997).

Thứ hai, mức chênh lệch về nông sản và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng về trình độ, giáo dục rất sâu sắc. Khu vực thành thị có 47% dân số tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở trở lên thì ở nông thôn tỷ lệ này dưới 30% tỷ lệ thất nghiệp phổ thông trung học ở thành thị cao gấp 3 lần khu vực nông thôn, và ở các bậc học cao hơn sự chênh lệch còn sâu sắc hơn. Nhiều thanh thiếu niên nông thôn, dân nghèo thành thị ít có cơ hội được tiếp tục bậc cao, trong khi đó một bộ phận lớn thanh niên các tầng lớp khá giả đã vào học các trường đại học để có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn.

Ở miền núi phía Bắc, miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ học sinh nữ đến trường rất thấp và số học sinh phổ thông bỏ học có xu hướng tăng lên. Dân số của các dân tộc thiểu số chiếm 13,4% dân số của cả nước nhưng số học sinh phổ thông chỉ ciếm 4,2%, đó là tỷ lệ rất thấp, tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng.

Thứ ba, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng kịp với yêu cầu: Phải khẳng định rằng người Việt Nam không thua kém các nước khác. Điều đó đã được chứng minh qua các kỳ thi Olympic quốc tế và toán học, tin học, vật lý... đoàn Việt Nam từ trước đến nay bao giờ cũng chiếm giải cao trong các kỳ thi. Song do phương tiện học tập nghèo nàn, trường lớp thiếu, đời sống giáo viên khó khăn, ngân sách dành cho giáo dục còn hạn chế đã làm cho chất lượng giáo dục nói chung ở các cấp học của ta còn thấp. Những yếu kém của giáo dục đào tạo Việt Nam được bộc lộ ở một số điểm chính sau:

- Hệ thống giáo dục đại học của ta do một thời gian dài áp dụng mô hình của Liên Xô cũ đào tạo đa ngành, chuyên sâu hẹp và cứng nhắc nên cơ cấu ngành nghề đào tạo và yêu cầu về mặt kỹ năng không phù hợp với một nền kinh tế thị trường. Đây cũng là lý do chính dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm.

- Cơ cấu giáo dục giữa các bậc học không hợp lý. Thể hiện ở quy mô giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp dạy nghề. Trong khi giải quyết áp lực về việc làm, đáng ra phải đầu tư mạnh cho các trường dạy nghề để đào tạo nghề mới: giúp cho người đến tuổi lao động có cơ hội tìm việc làm thì hệ thống giáo dục lại được mở rộng nhiều hình thức phong phú. Trong khi học thì nhiều nhưng thực hành thì ít cũng không khai thác được tiềm năng con người.

- Tính chất thực dụng trong quá trình giáo dục thể hiện khá rõ. Một số thực tế là ngày càng hiếm thấy sinh viên giỏi học các ngành khoa học. Cơ bản, các ngành khoa học kỹ thuật số học sinh theo học cũng ít. Phần đông sinh viên học các ngành kinh tế. Trong tương lai không xa sẽ thiếu hụt lực lượng nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật mà chính lực lượng đó lại là động lực cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và tiếp thu làm chủ công nghệ mới.

Thứ tư, mặc dù Nhà nước rất chú ý đến giáo dục tiểu học, để có 80% học sinh trong độ tuổi đi học đã đến trường. Theo số liệu điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì số trẻ em thất học trong cả nước là 2,1% đến 2,3% triệu và số người lớn từ 15-35 tuổi chưa biết chữ khoảng 2 triệu cho thấy xu thế mù chữ lại đang gia tăng số trẻ em mù chữ và thất học tập trung vào hai vùng chính : miền núi chiếm 40%, đồng bằng sông Cửu long: 33%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác xoá mù và vận động trẻ em các vùng đó đến trường trở thành vấn đề cấp bách.

Thứ năm, việc đầu tư cho giáo dục chưa được quan tâm đúng mức: Các nhà kinh tế học giáo dục cho rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư có hiệu quả nhất. Tốc độ tăng trưởng và bền vững đạt được của các quốc gia Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan là nhờ vào chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu 511 Nghiên cứu chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta (Trang 27 - 32)