Một số cơ thông dụng

Một phần của tài liệu TL giai phau sinh lý (co 16) 2022 1646703241 (Trang 34 - 42)

Bài 4 HỆ CƠ

3. Một số cơ thông dụng

3.1. Cơ vùng mặt, cổ

3.1.1. Cơ vòng mi: Bao quanh hai mi mắt. Khi cơ này co làm nhắm

mắt lại.

3.1.2. Cơ cau mày: Nhỏ, đi từ đầu trong cung mày tối đa ở giữa cung

mày.

Động tác: Kéo mày xuống dưới và vào trong làm cau mày.

3.1.3. Cơ vịng mơi: Bao quanh hai mơi, khi cơ co làm cho mím mơi

lại.

3.1.4. Cơ cắn

- Bám tận: Mặt ngồi góc hàm dưới. - Động tác: Nâng hàm dưới lên.

3.1.5. Cơ thái dương

- Nguyên ủy: Hố thái dương.

- Bám tận: Bờ trước ngành hàm dưới.

- Động tác: Nâng hàm dưới lên, kéo hàm dưới ra.

3.1.6. Cơ ức đòn - chũm

- Nguyên ủy: Đi từ cán ức, 1/3 trong xương đòn.

- Bám tận: Xương chẩm và mỏm chũm xương thái dương.

- Động tác: Khi co một bên: nghiêng đầu về cùng bên, khi cả hai cơ đều co gấp cột sống cổ.

3.1.7. Cơ gối đầu

- Nguyên ủy: Đốt sống C7, mỏm gai các đốt sống D1,2,3,4. - Bám tận: Mé xương chẩm, mỏm chũm.

- Động tác: Ngửa đầu, xoay đầu.

3.1.8. Cơ gối cổ

- Nguyên ủy: Mỏm gai các đốt sống D3,4,5,6. - Bám tận: Mỏm ngang các đốt sống C1,2,3,4. - Động tác: Ngửa đầu, xoay đầu.

3.1.9. Cơ cực dài đầu

- Nguyên ủy: Mỏm ngang các đốt sống D1,2,3,4,5. - Bám tận: Mỏm ngang các đốt sống C2,3,4,5,6. - Động tác: Ngửa cổ.

Cơ bậc thang gồm: Cơ bậc thang trước, cơ bậc thang giữa và cơ bậc thang sau. Giữa cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa là khe cơ bậc thang. Trong khe này có đám dối thần kinh cánh tay và động mạch dưới đòn đi qua cung cấp chất dinh dưỡng cho chi trên. Khi cơ bậc thang vì lí do nào đó bị hẹp, mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn đến đau và tê tay.

- Nguyên ủy: Mỏm ngang các đốt sống C3, 4, 5, 6. - Bám tận: Xương sườn 1, 2.

- Động tác: Khi co hai bên, gập đầu về phía trước. Khi co một bên, nghiêng đầu sang bên co.

3.2. Cơ vùng ngực, bụng

3.2.1. Cơ ngực lớn

- Nguyên ủy: Xương đòn, bờ xương ức, các sụn sườn I-VI, đi ngang ra ngoài.

- Bám tận: Bờ ngoài rãnh nhị đầu xương cánh tay. - Động tác: Khép và xoay cánh tay vào trong.

3.2.2. Cơ ngực bé

- Nguyên ủy: Nằm sau cơ ngực to, bám vào sụn sườn III - IV – V, chạy chếch lên trên.

- Bám tận: Mỏm quạ xương vai và ngực.

- Động tác: Hạ thấp xương vai khi điểm tỳ ở xương sườn. Nở lồng ngực điểm tỳ ở mỏm quạ (thì thở vào).

- Nguyên ủy: Mỏm gai các đốt sống ngực VI - XII, các đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng và mào chậu, chạy ngang ôm lấy mạng sườn.

- Bám tận: Rãnh nhị đầu xương cánh tay.

- Động tác: Khép và xoay cánh tay vào trong tại khớp vai, kéo cánh tay xuống dưới và ra sau.

3.2.4. Cơ thang

- Nguyên ủy: Bám vào xương chẩm, mỏm gai các đốt sống cổ và ngực (đốt I - X) đi ngang ra ngoài.

- Bám tận: Mép trên sống vai.

- Động tác: Nâng và kéo xương vai vào gần cột sống.

3.2.5. Cơ dựng sống

Cơ dựng sống gồm 3 cơ: Cơ cực dài ở phía ngồi, cơ chậu sườn ở giữa và cơ gai ở phía trong.

- Nguyên ủy: Xương cùng, mào chậu. - Bám tận: Xương chẩm.

- Động tác: Khi cơ co hai bên, duỗi đầu và cột sống (gập lưng). Khi cơ co một bên, nghiêng cột sống về bên co.

3.2.6. Cơ vuông thắt lưng

- Nguyên ủy: Phần sau mép trong mào chậu chạy thẳng lên trên. - Bám tận: Bờ dưới xương sườn 12 và mỏm ngang các đốt sống thắt lưng.

- Động tác: Hai cơ cùng co duỗi cột sống. Khi cơ co một bên thì nghiêng cột sống về bên co.

3.2.7. Cơ hoành

Là cơ ngăn cách lồng ngực và ổ bụng, hình vịm, bên phải cao hơn bên trái một khoảng gian sườn.

3.2.8. Cơ thẳng bụng

- Nguyên ủy: Khớp mu.

- Bám tận: Mặt trước các sụn sườn V, VI, VII. - Động tác: Gập thân.

Cơ thẳng bụng ở lớp nông nhất, là cơ chạy dọc hai bên vùng giữa thân.

3.3. Cơ vùng vai

3.3.1. Cơ nâng vai

- Nguyên ủy: Mỏm ngang các đốt sống C1, 2, 3, 4. - Bám tận: Góc trên xương vai.

- Động tác: Nâng và kéo xương vai vào trong.

3.3.2. Cơ trám

Gồm cơ trám lớn và cơ trám bé.

* Cơ trám lớn

- Nguyên ủy: Mỏm gai các đốt sống ngực II đến IV. - Bám tận: Phần dưới gai vai của bờ trong xương vai. - Động tác: Nâng, khép và xoay xương vai xuống dưới.

* Cơ trám bé

- Nguyên ủy: Mỏm gai các đốt sống C7 và D1.

- Động tác: Nâng, khép và xoay xương vai xuống dưới.

3.3.3. Cơ trên gai

- Nguyên ủy: Hố trên gai của xương vai. - Bám tận: Củ lớn xương cánh tay.

- Động tác: Giạng cánh tay tại khớp vai.

3.3.4. Cơ dưới gai

- Nguyên ủy: Hố dưới gai của xương vai. - Bám tận: Củ lớn xương cánh tay.

- Động tác: Xoay ngồi và khép cánh tay tại khớp vai.

3.3.5. Cơ trịn bé

- Nguyên ủy: Phần dưới bờ ngoài xương vai. - Bám tận: Củ lớn xương cánh tay.

- Động tác: Xoay ngoài, duỗi và khép cánh tay tại khớp vai.

3.3.6. Cơ tròn lớn

- Nguyên ủy: Góc dưới xương vai.

- Bám tận: Mép trong rãnh gian củ(mào củ bé).

- Động tác: Duỗi, khép và xoay trong cánh tay tại khớp vai.

3.4. Cơ chi trên

3.4.1. Cơ delta

- Là cơ bao bọc phía ngồi khớp vai. - Nguyên ủy: Sống vai và xương đòn.

- Bám tận: Ấn Delta ở mặt ngoài xương cánh tay. - Động tác: Giạng cánh tay, đưa cánh tay lên.

3.4.2. Cơ nhị đầu cánh tay

Có 2 phần: Phần dài và phần ngắn.

- Nguyên ủy: Phần dài bám vào diện trên hõm khớp, phần ngắn bám vào mỏm quạ xương vai.

- Bám tận: Hai phần tụ lại làm một và bám một gân chung vào lồi củ nhị đầu xương quay.

- Động tác: Gấp và sấp cẳng tay vào cánh tay (Khi gấp khuỷu tay, cơ nhị đầu cánh tay nổi cao lên ở mặt trước cánh tay).

3.4.3. Cơ tam đầu cánh tay

- Nguyên ủy: Gồm 3 phần:

+ Phần dài bám vào diện dưới hõm khớp vai.

+ Phần rộng ngoài bám vào mặt ngoài xương cánh tay. + Phần rộng trong bám vào mặt sau xương cánh tay.

- Bám tận: Cả 3 phần hợp thành một gân chung bám tận vào mỏm khuỷu.

- Động tác: Gấp duỗi khớp khuỷu.

3.5. Cơ chi dưới

3.5.1. Cơ mông to

Là cơ lớn nhất, che phủ cả vùng mông.

- Nguyên ủy: Ở trên bám vào hố chậu ngoài, mào chậu và xương cùng cụt.

- Bám tận: Ở dưới bám vào phần trên đường ráp xương đùi. - Động tác: Duỗi và xoay đùi ra ngoài.

- Nguyên ủy: Mặt ngoài xương cánh chậu.

- Bám tận: Mặt ngoài mấu chuyển lớn xương đùi. - Động tác: Giạng đùi và xoay trong đùi.

3.5.3. Cơ mông bé

- Nguyên ủy: Bám từ hố chậu ngoài

- Bám tận: Mấu chuyển to xương đùi. - Động tác: Duỗi và xoay đùi ra ngoài.

3.5.4. Cơ tứ đầu đùi:

Là khối cơ lớn được hợp bởi 4 cơ: - Nguyên ủy:

+ Cơ thẳng đùi (thẳng trước): Bám từ gai chậu trước dưới và vành ổ cối.

+ Cơ rộng ngoài: Bám từ mép ngoài đường ráp xương đùi. + Cơ rộng trong: Bám từ mép trong đường ráp xương đùi. + Cơ đùi: Bám từ mặt trước và mặt ngoài xương đùi. - Bám tận:

+ Bốn cơ hợp thành một gân chung bám vào lồi củ trước đầu trên xương chày.

+ Động tác: Duỗi cẳng chân.

3.5.5. Cơ may

- Nguyên ủy: Bám từ gai chậu trước trên, chạy bắt chéo trước đùi

xuống.

- Bám tận: Bám vào mặt trong xương chày.

3.5.6. Cơ bụng chân

Gồm 2 đầu: - Nguyên ủy:

+ Đầu ngoài: Lồi cầu ngoài xương đùi. + Đầu trong: Lồi cầu trong xương đùi.

- Bám tận: Hai đầu cơ hợp lại với nhau tại xương gót. - Động tác: Gấp gan bàn chân, duỗi gối.

3.5.7. Cơ giéc

- Nguyên ủy: Chỏm mác, xương chày.

- Bám tận: Gân cơ giéc hợp với gân cơ bụng chân thành gân gót.

- Động tác: Gấp gan bàn chân.

Một phần của tài liệu TL giai phau sinh lý (co 16) 2022 1646703241 (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w