Hệ tiết niệu

Một phần của tài liệu TL giai phau sinh lý (co 16) 2022 1646703241 (Trang 59 - 62)

Bài 8 HỆ BÀI TIẾT

2. Hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu là hệ thống có vai trị quan trọng trong việc duy trì thăng bằng nước, điện giải trong cơ thể cũng như đào thải một số chất độc ra khỏi cơ thể thông qua sự bài tiết nước tiểu.

Thành phần của hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

2.1. Thận

Thận là bộ phận quan trọng, đảm nhiệm chức năng chính của hệ tiết niệu là sản suất ra nước tiểu (được xem như là một tuyến ngoại tiết). Ngồi ra, thận cịn có vai trị nội tiết trong việc tham gia điều chỉnh huyết áp và tạo hồng huyết cầu, mỗi cơ thể người bình thường có hai thận.

Thận nằm sau ngoài ổ phúc mạc, hai bên cột sống thắt lưng, trong góc tạo bởi xương sườn XI và cột sống, thận phải nằm thấp hơn thận trái 2 cm (do có gan đè lên). Mỗi thận nằm trong một ổ chứa đầy mỡ gọi là ổ thận .

Mỗi thận nặng trung bình 130 - 140 g, cao 12 cm, rộng 6 cm, dày 3 cm. Thận có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, mật độ chắc nhưng dễ vỡ do chứa đầy máu và nước tiểu.

2.2. Niệu quản

Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Niệu quản dài 25 cm, đường kính 3 - 5 cm. Mỗi người có 2 niệu quản nằm dọc hai bên cột sống thắt lưng, nằm sau phúc mạc, sát vào thành bụng sau. Mỗi niệu quản có 3 chỗ thắt hẹp (từ trên xuống dưới):

+ Chỗ nối với bể thận.

+ Chỗ đổ vào bàng quang.

2.3. Bàng quang

Bàng quang là một túi đựng nước tiểu từ thận đổ xuống trước khi đổ ra ngoài. Bàng quang nằm trong chậu hơng bé, nằm dưới ngồi phúc mạc, trên cơ nâng hậu môn, sau khớp mu, trước các tạng sinh dục và trực tràng.

Nhìn nghiêng bàng quang có hình chữ Y, nấp sau khớp mu, mặt trên trũng, mặt trước và sau nhìn xuống dưới, chỗ thơng với niệu đạo gọi là cổ bàng quang.

Nhìn từ trên xuống dưới bàng quang có hình tam giác, đỉnh ở phía trước có dây đeo bàng quang vào rốn, đáy ở sau với 2 góc là nơi 2 niệu quản cắm vào. Khi bàng quang đầy mặt trên bàng quang căng phồng lên trên khớp mu như một vòm cầu (gọi là cầu bàng quang).

2.4. Niệu đạo

Là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

Niệu đạo nam vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh, dài 16 cm, đi từ cổ bàng quang xuyên qua tuyến tiền liệt vào dương vật thơng ra ngồi bằng lỗ sáo.

Niệu đạo nữ dài 3 – 4 cm đi từ cổ bàng quang chếch xuống dưới và ra trước tới âm hộ thơng ra ngồi bằng lỗ tiểu. Niệu đạo nữ thẳng, to, ngắn nên người phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn lên bàng quang khi giữ vệ sinh kém.

Một phần của tài liệu TL giai phau sinh lý (co 16) 2022 1646703241 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w