Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế những nội dung cơ bản trong đường lối, chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước việt nam thời kỳ đổi mới liên hệ thực tiễn tại bộ kho (Trang 29 - 32)

3. Việt Nam chú trọng đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và một vài suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân

3.1.2.Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế

phát triển các ngành kinh tế

Chuyển giao công nghệ là một khái niệm xuất hiện trong mấy thập niên gần đây và là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố như Việt Nam. Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngồi vào sản xuất trong nước; cũng như đưa cơng nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực được coi là khâu then chốt, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

Trong số các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm chiếm 11%. Thông qua hoạt động FDI, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện chuyển giao công nghệ và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới. Hoạt động FDI cũng có tác động thúc đẩy phát triển cơng nghệ trong nước trong bối cảnh có sự canh tranh của cơ chế thị trường.

Trong lĩnh vực nơng nghiệp, có thể kể đến một số dự án đã chuyển giao cơng nghệ điển hình như: Dự án “Nghiên cứu triển khai công nghệ khai thác,

sử dụng bền vững tài nguyên nước ở các vùng núi đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực thuộc Cơng viên Địa chất Tồn cầu Cao ngun đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” (Kawatech): Dự án Kawatech là dự án hợp tác

với các nhà khoa học CHLB Đức nhằm nghiên cứu, tìm kiếm cơng nghệ khai thác bền vững tài nguyên nước ở các vùng đá vôi ở Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở khu vực Thị trấn huyện Đồng Văn, thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Dự án sau khi hoàn thành sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu cấp nước sạch sinh hoạt cho Thị trấn huyện lỵ Đồng Văn, kể cả nhu cầu của khách du lịch, khơng những hiện tại mà cịn trong tương lai lâu dài. Đây là điều mà trong vài thập kỷ qua rất nhiều nỗ lực của Đảng, Chính phủ, UBND tỉnh Hà Giang đã cố gắng nhưng chưa thành công. Ý tưởng của dự án là tìm kiếm một nguồn nước sạch, sau đó áp dụng cơng nghệ bơm PAT (Pump And Turbine) bơm lên đến độ cao khoảng 600-700m (thậm chí 900-1.000m) so với độ cao của nguồn nước sạch, tích vào một bể chứa trung tâm, từ đó phân phối cho khu vực Thị trấn huyện Đồng Văn và một số làng bản lân cận. Xuất phát từ ý tưởng đó, các nhà khoa học Việt Nam và CHLB Đức đã phối hợp với tỉnh Hà Giang xây dựng dự án KAWATECH theo kiểu Nghị định thư giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Hà Giang và Bộ Nghiên cứu và Phát triển (BMBF) của CHLB Đức: Kinh phí phía Đức được cấp khoảng 2,5 triệu Euros từ Bộ BMBF, chưa kể khoảng 50% từ các đối tác cơng nghiệp (thí dụ cơng ty KBS chun sản xuất bơm PAT); UBND tỉnh Hà Giang đóng góp khoảng 60 tỷ đồng (gồm các hạng mục xây bể chứa, hệ thống đường ống phân phối..., và một phần (khoảng 6 tỷ của hạng mục đường ống áp lực)); Bộ Khoa học và Công nghệ cấp khoảng 5,5 tỷ đồng, dưới dạng đề tài Nghị định thư, triển khai chính thức từ đầu năm 2014; Hạng mục đường ống

áp lực dự tốn kinh phí khoảng 10 tỷ, trong đó UBND tỉnh Hà Giang đóng góp 6 tỷ, phía Đức tài trợ khoảng 1 tỷ và phần cịn lại Bộ Khoa học và Cơng nghệ hỗ trợ. Đến hết năm 2018, dự án đã hoàn thành, cấp nước cho Thị trấn huyện lỵ Đồng Văn và một số làng bản lân cận. Đây là một dự án rất được quan tâm và được xác định là dự án trọng điểm của 2 bên về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang.

Hay Dự án “Các giải pháp tích hợp cho sự phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Đất, Nước, Năng lượng và Khí hậu” (Viwat Mekong): Trong những năm qua, do diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu cùng

việc khai thác nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công cũng như sự phát triển nội tại của Việt nam đã tác động mạnh mẽ đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng ven biển. Trước tình hình đó, Bộ Khoa học và Cơng nghệ cùng Bộ Liên bang về giáo dục và Nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức (BMBF) và các bộ ban ngành liên quan của Việt Nam đã thống nhất về nội dung của 03 hợp phần của Dự án gồm: Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và nước cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Công nghệ về nước và năng lượng; Dịch vụ nước và mơi trường.

Nhìn chung, hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã dần gắn kết với yêu cầu thực tiễn của các Bộ, ngành, địa phương, bước đầu phục vụ có hiệu quả cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, hoạt động hợp tác quốc tế đóng góp tích cực và từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, nâng cao trình độ cán bộ, thúc đẩy q trình đổi mới cơng nghệ trong nước; giúp giải quyết một số vấn đề khó khăn, thách thức về khoa học và công nghệ trong nước một cách nhanh hiệu quả hơn; tìm kiếm, giải mã và nội địa hóa một số thơng tin, bí quyết cơng nghệ của đối tác nước ngồi góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong một số lĩnh vực, cho một số nhóm sản phẩm, hoặc doanh nghiệp trong nước; nâng cao năng lực đội ngũ khoa học và công nghệ, nâng tầm nền khoa học và công nghệ trong nước theo các chuẩn mực quốc tế; góp phần tăng nguồn lực về tài chính, trang thiết bị nghiên cứu,... cho các tổ chức khoa học và cơng nghệ trong nước; góp phần tích cực cho hoạt động đối ngoại của đất nước, tăng cường quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế những nội dung cơ bản trong đường lối, chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước việt nam thời kỳ đổi mới liên hệ thực tiễn tại bộ kho (Trang 29 - 32)