Giải pháp thúc đẩy phát triển hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và một vài suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế những nội dung cơ bản trong đường lối, chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước việt nam thời kỳ đổi mới liên hệ thực tiễn tại bộ kho (Trang 32 - 36)

3. Việt Nam chú trọng đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và một vài suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân

3.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và một vài suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân

nghệ và đổi mới sáng tạo và một vài suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân

Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu, Việt Nam phải thực sự chú ý đến vấn đề cải thiện môi trường vĩ mơ, hồn thiện khn khổ pháp luật, đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính liên quan đến chuyển giao cơng nghệ; Có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp; Tăng cường các hoạt động đánh giá, thẩm định công nghệ; Tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp, nhà nước và tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ. Cụ thể: Thực hiện đa dạng các hoạt động chuyển giao công nghệ (bao gồm cả đối tượng, luồng chuyển giao, nội dung lẫn hình thức) từ nước ngoài vào Việt Nam; Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ. Muốn vậy, ngoài chú trọng đến năng lực nội sinh của các địa phương và các vùng miền trong cả nước, cần phải chú trọng cả việc nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bước nâng cao tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Chuyển giao công nghệ phải được đặt trong một quy hoạch, chiến lược gắn với chính sách đổi mới. Một mặt, các doanh nghiệp phải tự mình xây dụng các chiến lược kinh doanh, mặt khác, Nhà nước cần lấy các chiến lược và việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp làm cơ sở để xem xét các vi phạm về chuyển giao công nghệ.

Phải “lựa chọn công nghệ phù hợp” trong hoạt động chuyển giao cơng nghệ. Cơng nghệ thích hợp có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh trong nước như: yếu tố dân số, tài ngun, mơi trường văn hóa – xã hội và các hệ thống pháp lý – chính trị. Như vậy, vấn đề khơng chỉ nằm trong tiêu chuẩn về khoa học, mà cịn nằm trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa – xã hội của cơng nghệ; Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với nhau trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Việc phối hợp này nhằm khắc phục những cản trở trong q trình nhập cơng nghệ như: vốn ít, thơng tin ít, lực lượng tư vấn ít, sự độc quyền của bên ngồi. Chuyển giao cơng nghệ phải đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội. Nghĩa là, việc chuyển giao công nghệ một mặt phải đảm bảo mục tiêu trước mắt, mặt khác phải đảm bảo thực hiện mục tiêu lâu dài.

Cùng với đó, đổi mới cơ chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ theo hướng hình thành cơ chế mới phù hợp với cơ chế thị trường với đặc thù của hoạt động chuyển giao công nghệ và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ; Cần đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế – xã hội, tạo

nhu cầu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường công nghệ; Cải thiện môi trường đầu tư nước ngồi, thu hút cơng nghệ mới; Phát triển các tổ chức trung gian, môi giới trên thị trường công nghệ.

Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về các hoạt động chuyển giao công nghệ. Nhà nước cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thơng tin về hoạt động chuyển giao công nghệ và các thành tựu ứng dụng khoa học và cơng nghệ hiện có; xây dựng, phát triển các hệ thống thơng tin khoa học và công nghệ quốc gia liên thông quốc tế; xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động chuyển giao cơng nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới cơng nghệ; Thu hút nguồn vốn FDI, sử dụng viện trợ phát triển chính thức đầu tư cho phát triển khoa học và cơng nghệ; Khuyến khích thành lập quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm có vốn của nhà nước.

Hợp tác quốc tế về khoa học và cơng nghệ nói chung và chuyển giao cơng nghệ nói riêng được xác định là con đường “đi tắt - đón đầu” để đưa khoa học và cơng nghệ của Việt Nam tiệm cận với trình độ khoa học và cơng nghệ trong khu vực và thế giới. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả việc hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, các ngành chức năng cần tăng cường hỗ trợ các đơn vị khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các diễn đàn khoa học và cơng nghệ quốc tế để có điều kiện giới thiệu sản phẩm cũng như tìm hiểu, tiếp nhận nhu cầu cơng nghệ của phía bạn mà đưa ra giải pháp cơng nghệ phù hợp. Bên cạnh đó, các đơn vị khoa học và cơng nghệ, các doanh nghiệp cần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, làm chủ được các công nghệ tiên tiến, phù hợp và phải đánh giá, định giá được cơng nghệ để thuận tiện trong q trình đàm phán chuyển giao. Chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ chuyển giao am hiểu về cơng nghệ, có kỹ năng marketing, kỹ năng đàm phán tốt, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ. Chủ động tìm hiểu về đất nước, con người, lĩnh vực có tiềm năng, trình độ công nghệ của nước cần chuyển giao để lựa chọn công nghệ cho phù hợp.

Một vài suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân về chủ trương, đường lối đối ngoại trong đó có lĩnh vực khoa học và cơng nghệ

Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta hiện nay, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học, cơng nghệ và đổi mới sáng tạo đã có đóng góp trong tất cả các ngành, lĩnh

vực, góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế, hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực… Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Với đặc trưng của công nghệ vật lý, cơng nghệ số, cơng nghệ sinh học xích lại gần nhau, liên kết, giao thoa, hình thành nên những cơng nghệ mới giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của con người tăng nhanh. Sự hiện hữu của vạn vật kết nối, giao thoa thực – ảo, điện tốn đám mây, liên kết chuỗi (blockchain) và trí tuệ nhân tạo đã tạo nền tảng cho sự vận động và phát triển các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ quốc tế… theo hướng thông minh, tốc độ cao, năng suất lao động cao. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng mang đến sự thay đổi về phương thức giao tiếp, năng lực kiểm tra, giám sát của các chủ thể trong xã hội hiện đại ở các cấp độ người dân – doanh nghiệp – chính phủ – các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, giữa các quốc gia.

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, đầu tư nước ngoài rất được chú trọng. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính, cũng có những doanh nghiệp hoặc nhóm lợi ích vì lợi nhuận mà bất chấp, đưa các công nghệ cũ, lạc hậu vào Việt Nam. Là một cán bộ quản lý, một nhà báo làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nếu bản thân khơng tỉnh táo, lựa chọn thơng tin và có thẩm định, xem xét nhiều chiều trước khi đưa thông tin đến bạn đọc sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Cần nhận thức rõ và có đầy đủ thơng tin để tránh bị nhóm lợi ích lợi dụng, mua chuộc truyền thơng cho các công nghệ, dây chuyền lạc hậu, kém hiệu quả, vơ tình tiếp tay cho việc nhập khẩu cơng nghệ lạc hậu, “rác” công nghệ vào Việt Nam.

Công tác truyền thơng khoa học và cơng nghệ ln có sự biến động và ln có sự cám dỗ nếu như lập trường tư tưởng chính trị khơng vững vàng. Nếu khơng có kiến thức, khơng kiên định và có trách nhiệm với tập thể đơn vị, với đất nước, với nhân dân, việc bị mua chuộc, cổ súy, hô hào những công nghệ lạc hậu, những nhà ngụy khoa học, để đưa cơng nghệ đó vào đất nước là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó cũng cịn nhiều vấn đề khác như các nhóm lợi ích cạnh tranh nhau khơng lành mạnh về sản phẩm, công nghệ, thiết bị.

Với vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay, em ln nhận thức cần hiểu rõ tính đúng đắn của chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước; tầm quan trọng của đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời,

em cũng thường xuyên có các bài viết trên một số báo về những nội dung này liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình. Đó cũng là góp phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc xây dựng Đảng hiện nay; truyền tải thông tin, thông điệp, thành tựu và những cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển hợp tác quốc tế về khoa học cơng nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp chung vào thành tựu đối ngoại của đất nước.

C. KẾT LUẬN

Có thể nói, thời kỳ đổi mới, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế hịa bình, dân chủ, hợp tác và phát triển trên thế giới, góp phần to lớn vào những thành tựu đổi mới mọi mặt của đất nước. Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, phục vụ sự phát triển kinh tế, đảm bảo mơi trường hịa bình, củng cố quốc phịng, an ninh đất nước, ngoại giao đa phương, ngoại giao toàn diện là những nét sáng tạo nổi bật trong đường lối và hoạt động ngoại giao thời kỳ đổi mới. Mặc dù ngoại giao Việt Nam hiện nay khơng thể tránh khỏi những khó khăn, hạn chế, thách thưc, nhưng những kết quả đạt được của Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới khẳng định tính đúng đắn, khoa học của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Thành quả ngoại giao Việt Nam đã củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tạo ra thế cơ động, linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập, tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dựng đất nước.

Với thế và lực của đất nước không ngừng được củng cố qua 36 năm đổi mới, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, chắc chắn trong thời gian tới công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của chúng ta sẽ đạt những thành tựu to lớn hơn nữa, đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, góp phần đưa đất nước ta trở thành nước đang phát triển có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI./.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế những nội dung cơ bản trong đường lối, chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước việt nam thời kỳ đổi mới liên hệ thực tiễn tại bộ kho (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w