Tác dụng không mong muốn và cách khắc phục

Một phần của tài liệu 13.hoa_duoc_duoc_ly_3 (Trang 129 - 130)

- Tổn hại x−ơng và răng Rối loạn tiêu hoá

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) 1 Đại c−ơng

2.2. Tác dụng không mong muốn và cách khắc phục

2.2.1. Loét dạ dày - tá tràng

Tất cả các NSAID đều có tác dụng phụ liên quan đến chính cơ chế tác dụng của thuốc: Do ức chế men cyclo-oxygenase (COX), làm giảm sự tạo prostaglandin nên có thể gây loét dạ dày tá tràng. Các tác dụng phụ này gặp cả khi dùng bằng đ−ờng tiêm, đặt hậu mơn hoặc bơi ngồi trên diện rộng. Loét dạ dày kèm xuất huyết gặp nhiều hơn nếu sử dụng thuốc bằng đ−ờng uống.

Ngồi cơ chế tác dụng thơng qua ức chế COX-1, tác dụng gây loét còn do độ tan thấp trong môi tr−ờng dịch vị tạo khả năng kích ứng cao lên niêm mạc dạ dày tá tràng, đặc biệt là dạ dày.

Để giảm bớt các tác dụng phụ trên ống trên tiêu hóa có thể có các cách xử lý sau:

− Tạo viên bao tan trong ruột, loại viên này phải uống xa bữa ăn nếu là bao cả viên (ví dụ viên Aspirin pH 8).

− Tạo viên sủi bọt hoặc các dạng uống có thể hịa tan thành dung dịch tr−ớc khi uống (ví dụ gói bột Aspegic).

− L−ợng n−ớc uống phải lớn (200 ml - 250 ml).

− Hiện nay, xu h−ớng khuyên dùng phối hợp thêm với các chất chẹn bơm proton (omeprazol, lanzoprazol...) đ−ợc ủng hộ. Trở ngại là giá thành của các chất chẹn bơm proton đắt, vì vậy chỉ dùng với ng−ời có nguy cơ cao.

− Tôn trọng mức liều tối đa cho phép (bảng 10.2) cũng sẽ giảm bớt nguy cơ gây loét.

Không đ−ợc dùng các antacid và các chất bao bọc niêm mạc vì hiệu quả kém và gây t−ơng tác do cản trở hấp thu. Nếu dùng thì phải uống 2 thuốc cách nhau tối thiểu 2 giờ.

− Những năm gần đây, do phát hiện đ−ợc COX-1 liên quan đến việc tổng hợp prostaglandin, tạo chất nhầy bảo vệ dạ dày, còn COX-2 chịu trách nhiệm về các phản ứng viêm - đau - sốt nên những hợp chất mới có tác dụng chọn lọc trên COX-2 ra đời nh− celecocib (Celebrex), rofecocib (Vioxx)... cũng đã giảm đ−ợc đáng kể (khoảng 50%) tỷ lệ loét dạ dày nh−ng tính −u việt của nhóm này cịn cần có thời gian để kiểm chứng vì đã thấy có những ADR khác cũng nguy hiểm khơng kém cho bệnh nhân; ví dụ điển hình nhất là việc ngừng l−u hành rofecoxib gần đây do tai biến trầm trọng gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

2.2.2. Chảy máu

Tác dụng gây chảy máu, mất máu kéo dài xảy ra không phụ thuộc vào liều. Tác dụng này đ−ợc áp dụng trong điều trị để ngừa đông máu nhằm tránh các tai biến mạch vành, nhồi máu cơ tim. Thuốc th−ờng sử dụng với mục đích này là aspirin vì aspirin có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu không hồi phục và chỉ cần dùng ở mức liều thấp hơn nhiều so với liều cần để giảm đau - hạ sốt - chống viêm.

Tác dụng phụ này có thể dẫn đến thiếu máu khi dùng NSAID kéo dài do mất máu th−ờng xun từng ít một qua đ−ờng tiêu hố.

Cũng do làm giảm khả năng đông máu nên không đ−ợc dùng trong những tr−ờng hợp sốt có xuất huyết và tạng chảy máu.

2.2.3. Mẫn cảm

Một tác dụng phụ khác cũng hay gặp với các NSAID, đó là hiện t−ợng mẫn cảm với thuốc, hay gặp nhất khi dùng aspirin: Ban đỏ ở da, hen, sốc quá mẫn. Các tác dụng này có thể gặp ở các bệnh nhân có tiền sử dị ứng, có bệnh hen, polyp mũi, sốt (đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân bị sốt do virus), vì vậy phải thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân có cơ địa dị ứng hoặc đã có tiền sử dị ứng, hen do dùng aspirin.

Hội chứng Reye ở bệnh nhân nhi (gặp nhiều ở trẻ d−ới 12 tuổi) do dùng aspirin để hạ sốt khi nhiễm virus dẫn đến tử vong đã đ−ợc xác nhận, chính vì vậy hạn chế dùng các chế phẩm NSAID để hạ sốt cho trẻ em; những tr−ờng hợp này paracetamol là thuốc đ−ợc lựa chọn.

Một phần của tài liệu 13.hoa_duoc_duoc_ly_3 (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)