Kết luận của Bộ Chính trị về cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 và phát triển KT-XH, ngày 11 tháng

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế đường lối đối ngoại của đảng, nhà nước việt nam hiện nay liên hệ thực tiễn chiến lược ngoại giao vắc xin trong phòng chống dịch bệnh c (Trang 26 - 31)

- Tại Việt Nam: Từ tháng 01/2020 dịch bệnh du nhập vào Việt Nam do

16Kết luận của Bộ Chính trị về cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 và phát triển KT-XH, ngày 11 tháng

phòng bệnh là tối cần thiết. Mặt khác, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội thích ứng trong điều kiện mới theo Nghị quyết 128 của Chính phủ với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất là cấp thiết

3.3.2. Tích cực ngoại giao vắc-xin của Đảng và Nhà nước ta trong phòng chống đại dịch COVID-19.

Với sự xuất hiện các biến chủng mới từ đầu năm 2021, đại dịch COVID- 19 diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trên thế giới, cũng như tại Việt Nam. Đứng trước tình hình này, cùng với việc bổ sung phương châm phòng chống dịch "5K + vắc-xin + công nghệ", Việt Nam xác định chiến lược vaccine vừa là nhiệm vụ rất cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài để kiểm soát và tiến tới đẩy lùi dịch COVID-19. Đặc biệt, trong bối cảnh trong nước chưa sản xuất được vaccine phịng COVID-19, cộng với tình trạng phân phối vắc-xin khơng đồng đều giữa các quốc gia, thì ngoại giao vắc-xin là một “mặt trận” rất quan trọng, bởi vận động được vắc-xin là khâu đầu tiên quyết định thực hiện thắng lợi của chiến lược vắc-xin. Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh ở trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội vẫn nỗ lực thực hiện các chuyến thăm chính thức, các chuyến cơng tác, điện đàm… với mục tiêu mang về vắc-xin nhanh chóng, kịp thời. Những kết quả đạt được hết sức ngoạn mục như sau:

Một là, sự tích cực của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ

trong chiến lược ngoại giao vắc-xin nhằm tiếp cận vắc-xin nhanh nhất, sớm nhất: Nửa đầu năm 2021, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp do chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh nên không được ưu tiên phân phối vắc- xin. Tuy nhiên, khi đợt bùng phát dịch thứ 4 lan rộng và gây ra những hậu quả lớn đến kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đẩy mạnh ngoại giao vắc-xin trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn. Nhu cầu vắc-xin trên thế giới ngày càng lớn, trong

khi đó nguồn cung cịn hạn chế. Do đó, trên thế giới đã diễn ra một cuộc “giành giật” nguồn cung vắc-xin và lợi thế thường nghiêng về các nước có tiềm lực tài chính mạnh. Các quốc gia giàu có đã sử dụng sức mạnh kinh tế để mua trước các loại vắc-xin tiềm năng. Ngồi ra, các nước thay đổi chính sách trong tiêm chủng vắc-xin như mở rộng đối tượng tiêm, tiêm tăng cường mũi 3, do đó có sự điều chỉnh trong chính sách cung ứng vắc-xin làm cho chúng ta khó khăn hơn trong việc tiếp cận vắc-xin. Trong bối cảnh đó, ngoại giao vắc-xin đã có những nỗ lực tột bậc, vượt lên mọi khó khăn, để có thể tiếp cận được với các nguồn vắc-xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân.

Ngoại giao vắc xin thực chất là việc tranh thủ các mối quan hệ song phương và đa phương thông qua các tổ chức quốc tế, các quốc gia, tập đoàn để tăng cường tiếp cận vắc xin cho người dân, đồng thời tạo ra cơ hội chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam. Ngay từ khi dịch mới bùng phát, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đã sớm dự báo và có những chỉ đạo tổng thể cơng tác phịng, chống dịch, trong đó có triển khai chiến lược vắc xin. Đó là, tiếp cận nguồn vắc xin từ bên ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin bảo đảm triển khai tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho người dân. Từ đầu năm 2021, ngoại giao vắc-xin đã thu được những kết quả đáng khích lệ: Sáng 8/3/2021, những mũi vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên sau khi về đến Việt Nam đã được tiêm cho các cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và Hải Dương. Đây là sự kiện đầu tiên ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của chính sách ngoại giao vắc-xin. Loại vaccine phòng COVID-19 đầu tiên Việt Nam sử dụng là vaccine của AstraZeneca, 1 trong 3 loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua, chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và đến thời điểm đó đã được dùng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều đáng nói, tại thời điểm đó, nguồn cung vắc-xin phịng COVID-19 trên tồn cầu cũng cịn rất hạn chế, để có thể có vắc-xin sớm nhất, tiêm diện rộng cho người dân, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã rất tích

cực thúc đẩy đàm phán để có thể nhập khẩu vắc-xin từ các nguồn khác nhau, cùng việc khẩn trương đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vắc-xin trong nước.

Ngày 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Tổ cơng tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập, Tổ cơng tác đã họp và thống nhất phương châm phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, chủ động, phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, sáng tạo, hiệu quả, “đã quyết tâm, càng quyết tâm cao hơn nữa”, “đã

cố gắng, càng cố gắng hơn nữa”. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, Tổ cơng tác

của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin đã triển khai hết sức quyết liệt, khẩn trương, tận dụng các mối quan hệ song phương, đa phương thông qua các tổ chức quốc tế, cơ chế COVAX, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao vắc-xin trong nước cũng như ngoài nước để tiếp cận nhanh nhất, nhiều nhất, không chỉ vaccine mà cả thuốc điều trị và trang thiết bị cho nhân dân.

Tại cuộc họp lãnh đạo chủ chốt về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, ngày 24/8 một lần nữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận:“Khẩn trương tập trung triển khai Chiến lược vắc xin, đặc biệt là việc

cung ứng, sớm thực hiện tiêm vắc xin diện rộng để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh”17. Kể từ đó, chúng ta đã đẩy mạnh ngoại giao vắc-xin, với những

nỗ lực ngoại giao song phương, đa phương của các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh ở trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội vẫn nỗ lực thực hiện các chuyến thăm chính thức, các chuyến cơng tác, điện đàm… Để triển khai ngoại giao vắc-xin, các cấp lãnh đạo Việt Nam đã tích cực “chắt chiu” từng cơ hội, vận động mua, xin chuyển nhượng và giao đúng hạn từng liều vắc-xin giúp đất nước thực hiện mục tiêu miễn dịch cộng 17 Cổng thông tin Quốc hội Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 24 tháng 8 năm 2021, “Thông

báo Kết luận của lãnh đạo chủ chốt về tình hình dịch bệnh và cơng tác triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch” .

đồng, thể hiện tinh thần đồn kết, khơng để ai bị bỏ lại phía sau. Trong hàng trăm cuộc điện đàm, tiếp xúc ở trong nước, ngoài nước, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều đề cập đến hợp tác về vắc xin cũng như tiếp cận nguồn vắc-xin của các đối tác với mục tiêu mang về vắc-xin nhanh chóng, kịp thời. Thơng điệp chung được lãnh đạo Việt Nam chia sẻ là mong muốn các quốc gia tạo thuận lợi để Việt Nam tiếp cận nguồn cung cũng như cơng nghệ sản xuất vắc-xin phịng COVID-19. Với vai trị đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao các nước Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cuba… nhằm thúc đẩy hợp tác cung cấp vắc-xin, chuyển giao công nghệ, sản xuất tại Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 đã thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo hơn 20 quốc gia, gửi thư, điện cho lãnh đạo 22 nước, điện đàm và gửi thư cho 10 tổ chức quốc tế, gặp Đại sứ các nước tại Việt Nam, đề nghị các đối tác ưu tiên phân bổ vắc-xin cho Việt Nam càng nhanh càng tốt. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện chuyến thăm Mỹ, Nga, Cuba… Sau chuyến thăm, hàng triệu liều vắc-xin, trang thiết bị và vật tư y tế phòng chống dịch COVID-19 được chuyển về Việt Nam cùng đồn cơng tác của Chủ tịch nước. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đã làm việc với công ty Pfizer và được cam kết chuyển đủ 31 triệu liều vắc-xin đã ký hợp đồng với Việt Nam ngay trong năm 2021 và 20 triệu liều cho trẻ em. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cơng du châu Âu và đưa về 200.000 liều vắc-xin cũng như cam kết hỗ trợ, nhượng lại nhiều triệu liều vắc-xin của các đối tác. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cũng hỗ trợ trang thiết bị và vật tư y tế tổng trị giá 1.028 tỷ đồng (chưa bao gồm 200.000 liều vắc-xin được tặng) cho Việt Nam. Với những biện pháp vận động hiệu quả, quyết liệt, tính đến ngày 27/8, Việt Nam đã tiếp nhận trên 26 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19. Riêng trong sáng 27/8, AstraZeneca đã chuyển thêm hai lô vắc-xin về TP Hồ Chí Minh, tổng số 1.442.300 liều. Đây là lần giao thứ 10 và 11, có số lượng lớn nhất từ trước đến nay, thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều vắc-xin COVID-19 giữa Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y

tế. Ngay trước đó, trong ngày 26 - 27/8, một triệu liều vắc-xin Pfizer phòng COVID-19 do Mỹ tặng Việt Nam được Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cơng bố ngày 25/8 cũng đã về tới TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bên cạnh đó, thơng qua cơ chế COVAX, Mỹ đã viện trợ Việt Nam 5 triệu liều vắc-xin Moderna, giao trong tháng 7, nâng tổng số liều vắc-xin phòng COVID-19 hỗ trợ Việt Nam lên 6 triệu...Hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi cũng đã tích cực, chủ động, huy động lực lượng xử lý công việc bất kể đêm ngày, với khối lượng công việc nặng nề và cường độ làm việc khẩn trương, để có thể tiếp cận được nhiều nguồn vắc-xin nhất.

Hai là, những thành quả hết sức ấn tượng của chiến lược ngoại giao vắc-

xin: Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo cấp cao, đến nay Theo số liệu của Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến hết ngày 26/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 183 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19, nhiều hơn mục tiêu 150 triệu liều mà Chính phủ đặt ra khi triển khai chiến lược tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử từ các nguồn cung ứng trên toàn cầu 18. Trong tổng số 183 triệu liều vaccine, Việt Nam đã nhận được gần 89 triệu liều từ nguồn viện trợ đa phương qua Cơ chế COVAX (45,2 triệu liều), nguồn viện trợ song phương từ Chính phủ hơn 20 nước (hơn 20,5 triệu liều) và nguồn doanh nghiệp tài trợ (khoảng hơn 20 triệu liều). Ngoại giao vắc-xin không chỉ giúp Việt Nam tiếp cận nguồn và nhập khẩu vắc-xin mà còn mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin. Việt Nam đã hợp tác thành công với Nga trong việc chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin Sputnik V. Đây là tiền đề quan trọng để có thể đảm bảo nhu cầu vắc-xin trong nước và tiến tới xuất khẩu vắc-xin ra thế giới. Tổ cơng tác của Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, các bộ, ngành trong nước và các doanh nghiệp được nhà nước chỉ định đứng ra mua vắc-xin và thuốc điều trị làm việc với các cơ quan chức năng của Nga - ở đây là Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF). Cuối tháng 9, trong chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, hợp tác phòng chống COVID-19 giữa Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế đường lối đối ngoại của đảng, nhà nước việt nam hiện nay liên hệ thực tiễn chiến lược ngoại giao vắc xin trong phòng chống dịch bệnh c (Trang 26 - 31)