Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp dược phẩm gắn với hộ

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế việt nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế từ khi đổi mới, liên hệ thực tiễn đối với ngành dược phẩm hiện nay (Trang 26 - 28)

3. Ngành Dược phẩm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và liên hệ bà

3.4. Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp dược phẩm gắn với hộ

với hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay

Để hiện thực hóa Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Đảng và Nhà nước cần triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

3.4.1. Sửa đổi, bổ sung luật Dược

Trong nhóm giải pháp về chính sách, pháp luật và Quản lý Nhà nước, nội dung đầu tiên được đề cập là việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật Dược theo hướng khuyến khích sản xuất và sử dụng thuốc trong nước, chuẩn hóa điều kiện kinh doanh thuốc, áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs), cung ứng, đấu thầu, quản lý chặt chẽ giá thuốc và các nội dung liên quan phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Hồn thiện chính sách thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung ứng thuốc thiết yếu, đảm bảo người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với giá hợp lý theo tiêu chuẩn

quốc tế.

Có chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc generic, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt, vắc xin, sinh phẩm trên các dây chuyền đáp ứng tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Cần ưu tiên sử dụng thuốc generic sản xuất tại Việt Nam đạt chuẩn tương đương sinh học.

Tiếp tục hoàn thiện và triển khai tiêu chuẩn thực hành tốt kê đơn thuốc, thực hành tốt nhà thuốc và các chính sách liên quan đến hoạt động cảnh giác dược, thơng tin, quảng cáo thuốc. Quản lý toàn diện chất lượng thuốc, tăng cường các giải pháp để bảo đảm thuốc lưu hành trên thị trường có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đã đăng ký. Các tiêu chuẩn này cần hoàn thiện, tiến gần đến khung tiêu chuẩn thế giới.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường. Có chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia tạo điều kiện xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó cần nghiên cứu mơ hình hệ thống tổ chức ngành Dược theo hướng quản lý tập trung, toàn diện dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

3.4.2. Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Cần đẩy mạnh huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển ngành dược, nhất là sản xuất thuốc trong nước, sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, vắc xin sinh phẩm điều trị và nguyên liệu kháng sinh, đầu tư vào xây dựng các trung tâm nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của thuốc (BA/BE) trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư nâng cấp các viện nghiên cứu về dược, tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm và kiểm định thuốc, phát

triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

Bên cạnh đó cần khuyến khích đầu tư theo hình thức hỗn hợp cơng tư (PPP) đối với các dự án xây dựng nâng cấp, xây mới các cơ sở nghiên cứu dược, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư với các dự án có sử dụng đất để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp dược theo các hiệp định quốc tế đã được ký kết.

Trong nhóm các giải pháp về khoa học cơng nghệ, nhân lực và đào tạo, chiến lược xác định cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại, khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm nhằm phát triển cơng nghiệp dược.

Ngồi ra, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển, chú trọng đào tạo dược sỹ lâm sàng, thu hút đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ dược cơng tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Cử cán bộ học tập và tiếp thu cơng nghệ mới từ các nước có nền cơng nghiệp Dược phẩm phát triển.

3.4.3. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về dược

Tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường dược phẩm toàn cầu. Cần tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm, năng lực quản lý của các nước, Tổ chức y tế thế giới và các tổ chức quốc tế để phát triển ngành dược Việt Nam, tăng cường hợp tác với các nước là bạn hàng truyền thống với Việt Nam và các nước có nền cơng nghiệp dược phát triển.

Bên cạnh đó, cần chủ động tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực dược với các nước, tổ chức khu vực và thế giới.

Để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra, chiến lược này có sự tham gia thực hiện đồng bộ của nhiều Bộ ngành như Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế việt nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế từ khi đổi mới, liên hệ thực tiễn đối với ngành dược phẩm hiện nay (Trang 26 - 28)

w