.Những thông tin cần được bảo mật

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng thao tác lập luận so sánh trong giờ đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến hết thế kỉ XX (Trang 37)

9.1. Bài học kinh nghiệm

Để thựchiện đượcthành công sáng kiến người giáoviên cần:

- Có nghiệp vụ tay nghề vững vàng,kiên trì bền bỉ rèn luyện học sinh. - Nhiệt tìnhtrong giảng dạy,hếtlịngvìhọcsinh.

- Trong giờ dạy cần phát huy hết khả năng của mỗi học sinh, tạo cơ hội cho các em được đứng trước tập thể để thể hiện mình, góp phần nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử.

- Sau giờ học kiểm tra bài tập đọc hiểu kết hợp với tự luận góp phần củng cố kiến thức cho học sinh.

9.2.Kiếnnghị

Để vận dụng phương pháp này có hiệu quả, tơi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Về phía giáo viên:

Mỗi thầy, cô giáo cần tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để có kiến rộng về văn học sử, tác phẩm văn học, phong cách nghệ thật của các tác giả. Người dạy cần quan sát thật kĩ để phát hiện ra ưu điểm cũng như hạn chế của học sinh, trên cơ sở đó, kịp thời điều chỉnh để tăng thêm sự thú vị cho bài học. Mặt khác, người dạy cũng cần cập nhật thường xuyên những yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT trong việc ra đề và kiểm tra đánh giá bộ môn qua các phương tiện thông tin đại chúng để giờ học trở nên thiết thực hơn.

Về phía học sinh:

HS có niềm say mê đối với văn chương; tích cực, chủ động đọc và soạn bài, tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan tới bài học đã được thầy cô giao nhiệm vụ từ cuối tiết học trước. HS cần có thói quen tìm hiểu về văn học đương đại qua các phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Người học cũng cần cập nhật thường xuyên những yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT trong việc ra đề và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.

Sau khi hướng dẫn học sinh đọc- hiểu tùy bút “Người lái đò sông Đà”, chúng tôi tiếp tục ra đề rồi yêu cầu học sinh làm trong 20 phút.

Đề bài: Qua Chữ người tử tù và Người lái đị sơng Đà, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 120 chữ , sử dụng kết hợp từ 2 thao tác trở lên, trong đó có thao tác lập luận so sánh) nhận xét về những đặc điểm ổn định và đổi mới trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Kết quả thu được như sau:

Số lượng học sinh làm bài test 2: 137 (khối 12)

Bảng 3: Thực trạng việc sử dụng thao tác lập luận so sánh của học sinh trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận.

Lớp số 9-10 8- 7 6- 5 4- 3 2- 0 SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 34 1 2,9 6 17,4 11 31,9 12 36,2 4 11,6 12A2 33 3 9 10 30 17 52 3 9 0 0 12A3 35 5 14,5 15 42 11 31,9 4 11,6 0 0 12A4 35 2 5,8 11 31,9 15 42 5 14,5 2 5,8 Tổng 137 11 7,7 48 33,6 54 37,7 24 16,8 6 4,2

Kết quả bài test 2 cho thấy: sau khi được tham gia đọc- hiểu bài “Người lái đị sơng Đà” có sử dụng thao tác lập luận so sánh, kĩ năng sử dụng thao tác so sánh của học sinh có sự thay đổi rõ nét. Các em đã nhận thức rõ được vai trò và sự cần thiết của việc sử dụng thao tác này trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận. Ở cả 4 lớp đều xuất hiện điểm 9- 10 (7,7%). Những bài viết này đã biết so sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng. Sự ổn định: Nguyễn Tuân vẫn là nhà văn tài hoa, uyên bác; vẫn say mê, kiếm tìm cái “Đẹp”. Tuy nhiên, sau cách mạng, quan niệm này có sự thay đổi: Người anh hùng khơng chỉ có trong chiến đấu mà cịn có ở cả cuộc sống lao động thường ngày. Chủ nghĩa anh hùng không xa lạ mà nó có ngay trong cuộc sống của những người lao động bình thường.

Những người bình dị, trí dũng tài ba có thể viết nên những thiên anh hùng ca, có thể tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật . Nét tài hoa, nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong các hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Số lượng bài đạt điểm 7- 8 tăng lên, giảm bớt số lượng bài đạt điểm 6-5, 4-3, 2- 0. Nhiều bài viết đã nhận ra sự đổi mới nhưng các em cịn thiếu những lời bình sắc nét để tạo nên cách lập luận chặt chẽ, rành mạch.

Sau khi áp dụng sáng kiến bản thân tơi cho rằng đó là phương pháp tốt giúp các em hiểu sâu sắc tác phẩm văn học trong giờ đọc hiểu

-Thành công của đề tài giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường -Giúp các em có phương pháp học khoa học,có hứng thú với mơn học

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử nghiệm:Số Số

TT

Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

1 TrịnhThị Hồng Thắm TrườngTHPT Sáng Sơn

Giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10,12

PHẦN III KẾT LUẬN CHUNG

Sử dụng thao tác lập luận so sánh trong giờ đọc- hiểu một tác phẩm văn học là một trong những con đường dạy học tích cực có thể mang lại hiệu quả nhất định trong quả trình giảng dạy mơn Ngữ văn ở nhà trường THPT.

Trong quá trình giảng dạy, nếu so sánh đúng lúc, đúng thời điểm sẽ giúp cho người nghe cảm nhận được đầy đủ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Với khả năng và điều kiện có hạn, tơi chỉ đề cập và tìm hiểu vấn đề một cách sơ lược, cho nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn để phần nghiên cứu của tơi được hồn thiện.

Sông Lô, ngày tháng năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Sông Lô, ngày 08 tháng 2 năm 2019

Người viết sáng kiến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10- Phan Trọng Luận (Chủ biên) 2 Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10- Phan Trọng Luận (Chủ biên) 3 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 - Phan Trọng Luận (Chủ biên) 4 Sách giáo viên Ngữ văn lớp 11 - Phan Trọng Luận (Chủ biên) 5 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 - Phan Trọng Luận (Chủ biên) 6 Sách giáo viên Ngữ văn lớp 12 - Phan Trọng Luận (Chủ biên) 7 Muốn viết được bài văn hay (Nhiều tác giả)

8. Hệ thống đề thi Tốt nghiệp THPT và THPT Quốc gia môn Ngữ văn từ năm 2009 đến 2016.

9 Trang web loigiaihay.com 10 https:// tran dinhsu.wordpress.com/

11 tuanbaovannghetphcm.vn/

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng thao tác lập luận so sánh trong giờ đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến hết thế kỉ XX (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)