CHƯƠNG II : PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.3. Phát triển bền vững và quản lý môi trường ở Việt Nam
2.3.1. Thực trạng của phát triển bền vững và quản lý môi trường ở Việt Nam
Về kinh tế cần phải duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững; phát triển bền vững các vùng và địa phương. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2016 – 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm theo GDP tăng lên 3.200 – 3.500 USD và lạm phát giữ ở mức dưới 5%.
Về xã hội tập trung đẩy mạnh các công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm, các huyện nghèo giảm trên 4%/năm. Thực hiện tiến bộ và công bằng trong xã hội; thực hiện tốt những chính sách an sinh xã hội; tính đến cuối năm 2021 đã có hơn 16 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội và trên 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, khoảng 87,96 triệu người tham gia bảo hiểm y tế chiếm 90,85% dân số. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3521 USD/người (2020). Tuổi thọ trung bình đạt 75,4 tuổi (2019).Ổn định quy mơ, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; phát triển văn hố hài hồ với việc phát triển kinh tế; phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với những u cầu của sự phát triển.
Về tài nguyên và môi trường, cần sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước; khai thác và sử dụng tiết kiệm, bền vững nguồn các tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, tài nguyên biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển các rừng phịng hộ; giảm ơ nhiễm khơng khí và ơ nhiễm tiếng ồn ở các đơ thị lớn và khu công nghiệp.