Vai trò của phát triển bền vững và quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG II : PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.3. Phát triển bền vững và quản lý môi trường ở Việt Nam

2.3.2. Vai trò của phát triển bền vững và quản lý môi trường

Muốn phát triển một cách bền vững thì trong việc phát triển phải tính đến các yếu tố mơi trường. Suy cho cùng thì mỗi chúng ta cần phấn đấu cho một mơi trường trong sạch, cho sự phát triển bền vững của cả chúng ta và các thế hệ mai sau.

Mơi trường tự nhiên và sản xuất xã hội có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu, vật liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào các nguồn tài nguyên. Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị cơng nghệ hiện đại,… Có thể nói, tài ngun nói riêng và mơi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài ngun) có vai trị quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì:

Thứ nhất, mơi trường cung cấp “đầu vào” và chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.

Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng các nguyên, vật liệu, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Những dạng vật chất trên chính là các yếu tố môi trường.

Các hoạt động đời sống cũng vậy, con người cũng cần có khơng khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết,… Những cái đó khơng gì khác là các yếu tố mơi trường.

Như vậy chính các yếu tố mơi trường (yếu tố vật chất vừa kể trên và sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Hay có thể nói là: Mơi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng mơi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa, thiên tai cho con người và các thảm họa này sẽ ngày càng gia tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá mơi trường, gây mất cân bằng tự nhiên.

Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng và đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Các q trình sản xuất sẽ thải ra mơi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn).

Trong các chất thải này có thể sẽ có rất nhiều loại chất thải độc hại làm ơ nhiễm, suy thối và gây ra các sự cố về mơi trường. Trong quá trình sinh hoạt và tiêu dùng của xã hội lồi người cũng thải ra mơi trường rất nhiều các loại chất thải. Và những chất thải này nếu khơng được xử lý tốt thì cũng sẽ gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Vấn đề quan trọng là phải làm thế nào để có thể hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải độc hại gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường.

Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và phát triển bền vững của kinh tế-xã hội.

Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và về tinh thần của con người thông qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến các quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và thế giới cũng như là của cả loài người trong quá trình sống. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ: Mơi trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi xấu đến môi trường.

Trong hệ thống kinh tế - xã hội, hàng hóa được di chuyển từ khâu sản xuất đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần ấy luôn tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó.

Tác động của con người đến mơi trường được thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo mơi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho q trình cải tạo đó nhưng lại có thể gây ra ơ nhiễm mơi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.

Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội thơng qua việc làm suy thối nguồn tài nguyên là đối tượng của sự phát triển kinh tế - xã hôi hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực.

Ở những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau thì có các xu hướng gây ơ nhiễm mơi truờng khác nhau.

Ví dụ: Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài ngun và năng lương của lồi người. Sản xuất cơng nghiệp phát triển mạnh và hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đã tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại vào mơi trường (đặc biệt là khí thải). Hiện nay thì việc có được mua bán hay khơng quyền phát thải khí thải giữa các nước đang là đề tài tranh luận trong các hội nghị thượng đỉnh về môi trường, và các nước giàu vẫn chưa thực chia sẻ tài lực với các nước nghèo để giải quyết những vấn đề có liên quan tới mơi trường.

Ơ nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người ở các nước nghèo chỉ có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên(như rừng, khoáng sản, đất đai,…) mà khơng có khả năng hồn phục.

Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) về môi trường họp vào tháng 1/2002 tại Trung Quốc đã cho rằng nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với công tác bảo vệ môi trường (bảo vệ môi trường) hiện nay. Do vậy, để giải quyết vấn đề mơi trường, thì trước hết các nước giàu phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo giải quyết nạn nghèo đói. Và mới đây tại hội nghị lần thứ 26 của Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13/11 tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) với 1197 nước tham gia đã thơng qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact), và theo đó khẳng định lại mục tiêu khống chế gia tăng nhiệt độ trung bình trên tồn thế ở ngưỡng dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi, nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Như thế, để phát triển dù là có giàu có hay nghèo đều có thể tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa giữa mối quan hệ phát triển và bảo vệ mơi trường. Để phát triển bền vững thì khơng được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất phải đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về vấn đề bảo vệ môi trường.

Như trên đã nói, bảo vệ mơi trường chính là cách để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. Kinh tế - xã hội phát triển giúp chúng ta sẽ có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập và chủ quyền của dân tộc. Điều đó cũng tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để phát triển kinh tế - xã hội. Bảo vệ môi trường là việc làm khơng chỉ có ý nghĩa mang tính hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho cả tương lai. Và nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại mơi trường thì sẽ làm cho các thế hệ sau khơng cịn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người…) và chịu sự ơ nhiễm mơi trường, thì sự phát triển đó có ích gì! Nếu thế hệ hiện tại khơng quan tâm tới, không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho mơi trường bị hủy hoại thì thế hệ tiếp theo trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ.

Nhận thức rõ được điều đó, trong bối cảnh bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 36-CT/TW vào ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ngay những dòng đầu tiên, Chỉ thị đã nêu rõ: “ Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh, xóa đói giảm nghèo ở mỗi đất nước, với cuộc đấu tranh vì hịa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới”. Như vậy việc bảo vệ mơi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” sẽ không thể thực hiện được nếu không làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ mơi trường.

Tuy cịn có nhiều khó khăn về kinh tế, song Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tích cực về cơng tác bảo vệ môi trường như: Xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường ngày càng hồn thiện; xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương; tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý về môi truờng; đầu tư nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội có ý nghĩa về bảo vệ mơi trường, và 26/6/2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ mơi trường Việt Nam.

Tuy nhiên, trên thực tế thì cũng phải thừa nhận rằng cịn nhiều điều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường mà chúng ta thực hiện được: Môi trường vẫn đang từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn. Để thực hiện điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết và thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường. Có như vậy thì mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn.

Môi trường quyết định đến sự ổn định của xã hội.

Tất cả sự sống trên Trái Đất đều góp phần tạo nên mơi trường sống lý tưởng. Vai trị của mơi trường khơng chỉ cung cấp nguồn tài ngun vơ tận như khống sản, rừng, nước, thảm thực vật - động vật, ... thì cũng là nơi chứa đựng chất thải của con người.

Thế nhưng, môi trường sinh thái đang dần bị bao trùm bởi những mảng màu đen tối, nhuộm thẫm màu tiêu điều, xơ xác bởi ô nhiễm môi trường. Và ô nhiễm không ngừng lan rộng, chúng gặm nhấm và các phá hủy hệ sinh thái, đa dạng sinh học và dần thu hẹp diện tích sống của con người. Nguy hiểm hơn cả thế chiến thứ II, ô nhiễm diễn ra rầm rộ trên toàn thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, tác động đến quá trình phát triển kinh tế.

Để ổn định phát triển, hàng loạt hội nghị, hội thảo của các quốc gia trên thế giới, với những đề xuất, luật lệ, hiệp ước trong khu vực và quốc tế. Nhiều tổ chức phi chính phủ, nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội đã đề bạt các nghiên cứu về mơi trường, thí nghiệm nhờ sự hỗ trợ đắc lực của nền khoa học – công nghệ hiện đại.

Môi trường là của tồn nhân loại, khơng thuộc sở hữu của bất kỳ ai vì thế mà bảo vệ môi trường thực sự trở thành vấn đề toàn cầu. Dần nâng cao nhận thức, con người cũng sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện và áp dụng các giải pháp hạn chế tác hại của ô nhiễm. Luật bảo vệ môi trường ở nước ta cũng đã thay đổi 3 lần theo các năm 1993, 2005, 2014 và một Luật bảo vệ môi trường sửa đổi sắp được thi hành để phù hợp hơn với nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ mới đã giúp thúc đẩy nền kinh tế tuần hồn, giảm thiểu ơ nhiễm, tăng cường xử lý tái chế chất thải, bảo tồn đa dạng sinh học hoặc tránh khai thác tài

nguyên quá mức. Nhà nước và người dân cũng dần hồn thiện dự án bảo vệ mơi trường, xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, ý thức và thay đổi hành vi bảo vệ môi trường. Không thiếu những ý kiến và bức xúc về tình trạng ơ nhiễm tràn lan ở các khu vực đơ thị và nơng thơn. Bên cạnh đó cũng khơng thiếu những lời phê phán đối và các hình phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm trong quá trình quy hoạch và chưa có kế hoạch phịng ngừa ơ nhiễm.

Trách nhiệm của xã hội đối với bảo vệ môi trường.

Trong thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh luôn đi kèm với việc khôi phục lại hiện trạng môi trường. Các mục tiêu phát triển bền vững cũng đã được xây dựng từ đây với công cuộc xây dựng lối sống kinh tế - xã hội ở miền Bắc, miền Trung và khơi phục và xây dựng cơng trình thủy lợi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cho đến cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động rõ nét với chiến lược phát triển bền vững bao gồm hoạt động thiết thực như xóa đói giảm nghèo, trồng rừng, trùng tu, kiến tạo nhiều danh lam thắng cảnh và phát triển các vùng du lịch sinh thái.

Chiến lược phát triển bền vững đã và đang dần trở thành mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp. Điều ấy thể hiện ở sự khác biệt giữa tốc độ đơ thị hóa với nền cơng nghiệp lạc hậu. Một bên nổi bật với xu hướng phát triển khẩn trương xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các trang thiết bị hiện đại, còn một bên vẫn tồn tại nền kinh tế lạc hậu và gây thiệt hại đáng kể đến nhiều giá trị môi trường.

Đối các với doanh nghiệp cần tăng cường cơng tác truyền thơng, có các hình thức khuyến khích và nâng cao nhận thức từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Vấn đề quan tâm ở đây là thay vì phát triển sản phẩm nhanh và rẻ thì cần phải chú trọng đến quy trình sản xuất và tính bền vững của các sản phẩm.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w