Nội dung của MIB

Một phần của tài liệu bai_giang_quan_ly_mang_vien_thong_dao_tao_tu_xa (Trang 59 - 60)

CHƯƠNG 3 : GIAO THỨC QUẢN LÍ MẠNG ĐƠN GIẢN SNMP

3.4 CƠ SỞ THÔNG TIN QUẢN LÝ (MIB)

3.4.3 Nội dung của MIB

Cấu trúc thơng tin quản lí (SMI) cho ta một mơ hình đơn giản về số liệu bị quản lí. Mơ hình này được định nghĩa bằng ngơn ngữ mơ phỏng cú pháp dữ liệu ASN.1. SMI mô phỏng sáu loại dữ liệu, đó là bộ đếm, kiểu (gauge), tích tắc thời gian, địa chỉ mạng, địa chỉ IP và số liệu đếm không trong suốt (opaque). Bộ đếm được sử dụng để diễn đạt sự lấy mẫu tích tụ của chuỗi thời

gian. Kiểu (gauge) diễn đạt các mẫu của chuỗi thời gian, tích tắc thời gian được sử dụng để đo

thời gian tương đối, còn loại số liệu khơng trong suốt thì được sử dụng để mơ tả một chuỗi bít bất kỳ. Người ta cũng sử dụng các loại dữ liệu cơ sở chung như số nguyên chuỗi octet, đặc điểm nhận dạng vật thể xác định số liệu bị quản lí. Việc giới hạn các loại dữ liệu trong SMI và hạn chế quy mô của các hạng mục số liệu trong MIB đã làm giảm nhiều độ phức tạp của việc tổ chức lưu trữ, mã hóa, giải mã số liệu. Trong mơi trường tác nhân có nguồn tài ngun hạn chế thì sự đơn giản hóa và việc điều khiển nguồn tài nguyên hạn chế giữ một vai trò trung tâm trong việc thiết kế

SNMP.

SMI cũng bao gồm một MACRO mở rộng đặc biệt của ASN.1 là OBJECT-TYPE. Macro này phục vụ như một cơng cụ chính để xác định các vật thể bị quản lí tại lá của cây MIB. Macro OBJECT-TYPE cho ta phương tiện để định nghĩa biến số bị quản lí và gán cho nó một loại dữ

liệu, một phương pháp truy nhập (đọc, viết, đọc/viết), một trạng thái (bắt buộc, tùy ý) và một vị trí cây MIB tĩnh (đặc điểm nhận dạng đường). Định nghĩa của Macro OBJECT-TYPE và của các

biến số bị quản lí được trình bày trong bảng với phần thứ nhất của định nghĩa MIB cho ta các đặc tính nhận dạng đường này đối với các mode bên trong của cây MIB và được gán vào nhiều loại dữ liệu nhận dạng vật thể. Ta có thể xác định đặc điểm nhận dạng của một nút bằng cách buộc một con số với đặc điểm nhận dạng nút mẹ của nó. Khi các nút bên trong đã được xác định, bằng

Macro OBJECT-TYPE hệ thống có thể tạo ra các nút tại lá cây. Các nút tại lá cây này xác định loại dữ liệu (cú pháp) của các biến số bị quản lí mà chúng lưu trữ. Các nút lá cây cũng điều khiển việc truy nhập, xác định trạng thái và đường đặc điểm nhận dạng vật thể để truy nhập biến số bị quản lí.

Dưới đây là một số điểm hữu ích cần lưu ý về các định nghĩa này và cách sử dụng chúng: 1. Các đặc điểm nhận dạng vật thể xác định vị trí của các nút bên trong (như “system”,

“interface”) hoặc lá trên cây MIB (sysDescr, ifInError). Ta có thể tạo ra đặc điểm nhận dạng đường bằng cách ghép đường mẹ với nhẫn của nút (ví dụ

sysDescr={system 1}).

2. Các bảng được tạo nên dưới dạng chuỗi của các hàng. Các hàng xác định ra các cột của bảng. Ví dụ: bảng tạo giao diện được thiết lập từ các cột được dành riêng cho các tham số giao diện khác nhau (ifSpeed, ifInError). Các tham số cột khác nhau này được đăng ký như lá dưới cây con ifEntry mô tả trong bảng.

3. Các định nghĩa cấu trúc MIB chỉ đơn giản cho ta một cấu trúc về cú pháp. Tiếng

Anh được sử dụng để giải nghĩa cho các biến số khác nhau này. Hai phiên bản triển khai thực hiện MIB khác nhau có thể diễn giải nghĩa của một số biến khác nhau. Đôi khi ta không thể đảm bảo việc tuân thủ các ngữ nghĩa.

4. Hệ thống có thể sử dụng các định nghĩa chính thức của MIB để tạo ra MIB và cấu trúc truy nhập chúng. Bộ phiên dịch sử dụng các định nghĩa này để tạo ra cấu trúc cơ sở dữ liệu cho việc lưu trữ MIB. Điều này làm đơn giản hóa q trình phát triển MIB.

5. Việc triển khai thực hiện MIB là rõ ràng. Ta có thể lưu trữ các số liệu không phải dạng bảng trong cấu trúc dữ liệu tuyến tính cố định. Hệ thống cần tạo khả năng cho số liệu dạng bảng thu nhỏ hoặc mở rộng khi các hàng của bảng bị xóa đi hay được bổ sung. Ta có thể dùng cấu trúc của một danh sách liên kết hoặc cây để biểu diễn các số liệu động như vậy (các bản ghi của bảng được lưu trữ tại lá cây).

Chúng ta cần nhìn nhận cấu trúc MIB theo các hệ thống cơ sở dữ liệu truyền thống. Người ta có thể sử dụng ngôn ngữ xử lý dữ liệu (DML) để tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu và mô tả cấu trúc của cơ sở dữ liệu. Ta có thể coi mơ hình SMI hoặc các phiên bản mở rộng của ASN.1 như là ngôn ngữ DML để xây dựng MIB. Bộ biên dịch MIB cũng tương tự như bộ biên dịch DL, được sử dụng để tạo ra cấu trúc cơ sở dữ liệu từ một chương trình trừu tượng. Ta cũng có thể coi các

đơn nguyên truy nhập giao thức như ngôn ngữ xử lý dữ liệu DML. Nhìn trên quan điểm hệ thống

cơ sở truyền dữ liệu truyền thống thì ta có thể coi SNMP như là một hệ thống cơ sở dữ liệu thứ bậc đơn giản mà bản chất của nó do các ngơn ngữ DL (SMI) và DML xác định (các đơn nguyên giao thức).

Một phần của tài liệu bai_giang_quan_ly_mang_vien_thong_dao_tao_tu_xa (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)