I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
11. Phát huy sức mạnh của Đảng và nhà nước và các đoàn thể:
11.1. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp:
Xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, đặc biệt là của chính quyền các cấp, Với vai trò pháp luật, chính sách hóa về các giải pháp về tổ chức toàn xã hội và chính người nghèo thực hiện xoá đói giảm nghèo. Để biến chủ trương của đảng, nguyện vọng của người dân thành chương trình hành động và thực hiện trong cuộc sống, trước hết phải làm cho mỗi cán bộ, mọi người dân có nhận tức đúng về chủ trương xoá đói giảm nghèo, không đơn thuần cho rằng đói nghèo nguyên nhân chỉ do người nghèo. Phải giác ngộ cho người nghèo về lối sống lao động, tiết kiệm và tránh tự ti bi
quan cho rằng nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của từng cấp chính quyền.
Mỗi cán bộ phải gần gũi với dân, thông cảm với người nghèo, phát huy mọi sáng kiến, tìm tòi mọi nguồn lực chi tiêu ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo. Phải giáo dịch và kiên quyết xử lý số cán bộ thiếu trách nhiệm với dân, gây phiền hà và tham nhũng.
11.2. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các đoàn thể về xoá đói giảm nghèo:
- Vận động thuyết phục các hội viên tự nguyện tham gia các phong trào bằng các hành động cụ thể, thích hợp với tính chất của hội.
- Động viên hội viên có kinh nghiệm hướng dẫn cách làm ăn chuyển giao công nghệ đối với hộ nghèo.
- Vận động mọi người tham gia đóng góp nguồn lực. - Tham gia tích cực trong Ban xoá đói giảm nghèo.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ở địa phương, cơ sở.
11.3. Để đảm bảo thành công sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, các cấp uỷ đảng phải có chủ trương nghị quyết chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện ở các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm tạo phong trào rộng khắp và mạnh mẽ về xoá đói giảm nghèo.
III. ĐỐI VỚI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
Đối với các xã đặc biệt khó khăn, công cuộc xoá đói giảm nghèo cần phải có những giải pháp đặc biệt, cụ thể gắn với tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Mỗi địa phương có một khó khăn thiếu thốn riêng, nhưng xét cho cùng để thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo tốt các làng xã này cần, chúng ta cần chú ý các điểm sau:
1. Có hướng đi tầm chiến lược đồng thời vạch rõ lộ trình cụ thể, phù hợp với từng năm: Đối với các tỉnh vùng cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, yên Bái... do điều kiện kinh tế và vị trí địa lý mà một số xã ở vùng này nằm trong các xã đặc biệt khó khăn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Việc nghiên cứu các giải pháp tổng thể đưa nền kinh tế của các tỉnh này đi lên theo lộ trình cụ thể đã được phác họa là một điều rất cần thiết và bức bách. Phải tìm mọi cách đưa sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa, trước mắt là 4 điểm: chè, bò, đường đi, thuỷ lợi, và nhằm bớt đói khổ cho dân. Chính phủ
phải có kế hoạch xây dựng hệ thống thuỷ lợi nhỏ, sửa chữa và đào đắp đường xã, trợ cước vận tải đối với một số vật tư hàng hóa, nước sạch sinh hoạt, các dự án trồng chè, nuôi bò... Các tỉnh phải biết chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế phù hợp với thuỷ, thổ, khí hậu của tỉnh, phải đảm bảo an ninh lương thực phải cởi mở hơn nữa về cơ chế phát triển các thành phần kinh tế thu hút đầu tư từ miền xuôi và quốc tế.
2. Tập trung vào khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện các quyết sách của chính phủ, đây là khâu yếu nhất hiện nay đối với nhiều ngành nhiều cấp. Để khắc phục chính phủ đã đưa ra chính sách tập trung mọi nguồn lực do trung ương hỗ trợ và của bản thân địa phương vào các xã khó khăn nhất đã được chính phủ phê duyệt. Cùng với sự hỗ trợ của các bộ, ban ngành ở trung ương, các tổng công ty 90,91. Từng tỉnh phải phân công cụ thể, các sở ban ngành trực tiếp giúp đỡ một số xã khó khăn giao nhiệm vụ thời hạn hoàn thành.
a. Về cán bộ cơ sở: Thực hiện quyết định của chính phủ về việc hỗ trợ cán bộ về các xã khó khăn ngoài việc giải quyết chính sách và chế độ khuyến khích bản thân từng địa phương còn phải năng động sáng tạo thì thực hiện mới có hiệu quả. Đối với các huyện, xã vùng cao vùng đồng bào dân tộc, vấn đề ngôn ngữ, phong tục tập quán, am hiểu dân và dịa bàn cần phải được đặc biệt chú ý. Vì vậy, hướng cơ bản là phải đào tạo bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc tại chỗ và kết hợp với bộ đội biên phòng, học sinh là con em dân tộc đang học phổ thông, cao đẳng, đại học... Phải có quy hoạch dài hạn về vấn đề này, đảm bảo vững chắc kết quả xoá đói giảm nghèo. Tương tự như vậy, cần có quy hoạch về nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo – một nhiệm vụ cực kỳ to lớn và lâu dài.
KẾT LUẬN
Đói nghèo là hiện tượng xã hội có tính lịch sử và phổ biến đối với mọi quố gia, dân tộc. Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20, trên hành tinh chúng ta còn hơn 1,5 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói. Và đây là một trong những trở ngại lớn nhất, một thách thức gay gắt đối với sự phát triển của thế giới hiện đại.
Đối với nước ta xoá đói giảm nghèo để hướng tới một xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp với tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, là một vấn đề thời sự bức xúc hiện nay. Xoá đói giảm nghèo và đặc biệt là xoá đói giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn và miền núi đối với các hộ nông dân, các vùng và vệt nghèo là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định xã hội để đảm bảo cho công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục thực hiện và phát triển sâu rộng rong phạm vi cả nước và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh tự nó sẽ nói lên tính tất yếu của xoá đói giảm nghèo, tăng giàu trong cộng dồng dân cư ở nước ta. Để thực hiện được mục tiêu đó, đảng và nhà nước ta đã ra nhiều chính sách về xoá đói giảm nghèo như: 133, 135, 327, 771... các chương trình này đều đạt được những thành quả tốt đẹp.
Đói nghèo là vấn đề có tính xã hội do nó bao gồm mọi nỗ lực đầu tư của nhà nước lấy từ kinh phí và ngân sách quốc gia dù tăng tiến đến đâu cũng không thể đáp ứng hết dược yêu cầu to lớn của xoá đói giảm nghèo trên quy mô toàn xã hội. Do vậy cần huy động vào phong trào quần chúng có tính xã hội sâu rộng này sự tham gia đóng góp hỗ trợ của mọi lực lượng, tổ chức, mọi địa phương mọi người, mọi nhà về vật chất và cả tinh thần. Cũng rất cần có sự hỗ trợ giúp đỡ và hợp tác của cộng dồng quốc tế và khu vực . Chỉ có như vậy các chương trình và dự án xoá đói giảm nghèo mới có thể thực hiện được đúng mục tiêu và thắng lợi được.
Trong giai đoạn 2001-2005 việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chương trình xoá đói giảm nghèo sẽ có tác dụng và ảnh hưởng lớn, sâu sắc đối với sự phát triển có tính chất bước ngoặt của đất nước.
MỤC LỤC
Mở đầu 1
Chương I: Khái niệm chuẩn mực nghèo đói
I. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo II. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của thế giới: III. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của Việt Nam
1 1 4 6 Chương II: thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn nước ta,
I. Thực trạng nghèo đói ở nước ta hiện nay:
II. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo hiện nay
III. Kết quả xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn trong những năm qua
IV. Hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo và các biện pháp cụ thể để hạn chế nó; 10 10 14 16 20 Chương III: Các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn
I. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo
II. Các giải pháp chủ yếu để xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn
III. Đối với các xã đặc biệt khó khăn
25 25 27 36 Kết luận Mục lục
Tài liệu tham khảo